Chọn Thầy

Bài này tôi tạm giới hạn trong chuyện giáo dục đại học và sau đại học.

Ông bà ta nói: “Không thầy đố mày làm nên”. Theo tình hình giáo dục nước ta hiện nay thì thiết nghĩ nên thêm rằng: “Có thầy thì cũng đố mày làm nên”. Đó là tôi nói chuyện có quá nhiều những kẻ không đáng làm thầy được phép đặt chân lên bục giảng, hay những người không đủ khả năng để hướng dẫn học trò đi xa về sau. Cho nên những người tôn trọng kiến thức, nghiêm túc trong việc học và tạo ra kiến thức mới sau này, cần được sự dẫn dắt của những người Thầy xứng đáng. Tất nhiên ở Việt Nam vẫn còn nhiều người Thầy như vậy, nhưng ngày càng khó kiếm hơn và bạn cần chịu khó đi tìm. Ví như ở khoa Toán DHKHTN, tpHCM, thì số người Thầy như vậy không quá một bàn tay, tính dễ dãi thì không quá hai bàn tay. Bên khoa công nghệ thông tin thì con số này còn thấp hơn. (Ở đây tôi không phủ nhận những đóng góp về mặt giáo dục của các thầy cô khác, nhưng muốn nhấn mạnh ảnh hưởng của người thầy đến sự nghiệp của học trò.) Nếu bạn muốn đi lên cao về đường học vấn thì việc chọn lầm thầy năm cuối đại học hay những năm sau đại học thật là tai hại. Nó sẽ ảnh hưởng đến cả cuộc đời bạn. Tôi khuyên bạn đừng bao giờ mắc sai lầm này.

Sẽ mở rộng sau, dàn ý là như sau:

1. Có học vấn cao, về chuyên môn cần có nghiên cứu , có tầm nhìn sâu, rộng (Việt Nam v.s. Quốc Tế!)
2. Dạy dỗ thấu đáo
3. Đánh giá đúng mức trò, biết được điểm mạnh, yếu của trò
4. Tôn trọng học trò, hướng dẫn và động viên từ những bước đầu nghiên cứu khoa học.

Lên cao về sau:
5. Giao thiệp rộng trong giới nghiên cứu, biết giao thiệp và viết lách
6. Có văn hóa

Chú ý:
7. Trong vài trường hợp, cần chọn thầy vừa sức

(còn tiếp)

25 Responses to “Chọn Thầy”

  1. ximuoi Says:

    Đồng ý với tác giả.
    Nhưng xin khoanh vùng lại là ở khoa Toán trừ đi những thầy cô ở bộ môn Tin học nhé !

  2. HTLuan Says:

    Cám ơn lời cảnh tỉnh của bạn xinmuoi. Tôi chịu trách nhiệm về sự so sánh của mình. Các thầy cô tin học/công nghệ thông tin không quá xa lạ đối với tôi (trừ mấy người trẻ sau này thì không nói).

  3. ximuoi Says:

    Có lẽ anh hiểu nhầm chăng ? Ý của tui là các vị trong bộ môn Tin học của khoa Toán không thể tính vào 2 bàn tay của anh được. Vì tui là thế hệ sau nên cũng không xa lạ gì với những thầy/cô trẻ sau này ở Bộ môn Tin Ứng dụng.

  4. HTLuan Says:

    Chắc là chúng ta hiểu lầm nhau rồi. Khi tôi đếm không hề nghĩ đến Bộ môn Tin Ứng dụng. Nếu bạn cho số 10 là hơi nhiều (tôi đã nói là dễ dãi mà, để tránh mang tiếng là người khó tính), thì con số của bạn là bao nhiêu?

  5. Anonymous Says:

    Anh Luan có thể viết cụ thể hơn về cách chọn thầy hay không? Em thì hiện nay chỉ biết 1 số cách:
    trực tiếp : mình có thể tìm hiểu về 1 thầy/cô qua những lớp học của người đó mà mình dự.
    gián tiếp:
    1. qua những publish/research của ng đó. Nhưng publish trên những báo nào, journal nào ( vì mức độ cũng khác nhau)? bây giờ có quá nhiều journal nên cũng khó biết là journal nào có uy tín cao (em chỉ biết có Annal, Siam, journal of differential equations,…, hy vọng lúc nào sẽ được những ng có kinh nghiệm cho bit thêm về các báo xịn :)).
    2. qua recommend của các thế hệ đàn anh về thầy/cô đó

  6. HTLuan Says:

    Chào bạn “Anonymous April 8, 2009 at 3:41 pm”, vấn đề này hơi khó. Tôi đang nghĩ thêm để viết cho đúng (chuyện nhạy cảm à nghen). Để cuối tuần tôi viết thử cho bà con xem.

    Những điều bạn đưa ra là đi về phần chi tiết.

  7. ximuoi Says:

    Vì anh nói là cả khoa Toán nên tui mới bức xúc 1 tí :d . Nếu cho tui chọn thì là 3 : 2 thầy và 1 cô.

  8. HTLuan Says:

    Chà chà, bạn ximuoi coi bộ thuộc hàng khó tính dữ cà. Thôi thì tôi nhường danh hiệu “người khó tính” cho bạn vậy. Từ rày, ai kêu tôi khó tính thì đem bạn ra đỡ đạn cũng khoẻ 🙂

  9. HTLuan Says:

    Vẫn chưa hiểu ý bạn ximuoi. Đếm hay không đếm Bộ môn Ứng dụng tin học thì sai số là bao nhiêu?
    Hồi nãy tôi nói không rõ, khi tôi đếm, không phân chia bộ môn, tính toàn bộ khoa Toán-Tin. (Tên là Toán-Tin nhưng trong đầu tôi chỉ nhớ tên xưa “Toán” mà thôi. Xin lỗi.)

  10. dzuichoi Says:

    @Anonymous:

    Perelman published his monumental works on Arxiv. If he accepted you to be his student, would you check to see if arxiv is “xi.n” or not? 🙂

    I suggest you read the papers of your would-be-teacher (expecially, the ones he wrote by himself/herself).

  11. ximuoi Says:

    @M. Luan :
    Toán Tin luôn có điểm đầu vào thấp hơn CNTT, thường là 4đ. Hàng năm số học sinh thi vào khoa này theo tui nghĩ thì có hơn quá nữa là vì chữ Tin. Mà học Tin ở đây thì ôi thôi… hối hận là sao mình không thi trường khác cho rồi 😦

  12. HTLuan Says:

    Sinh viên đầu vào Toán-Tin như vậy là làm mất mặt dân toán đó nghe. Khoa Toán-Tin nếu mà không dạy Tin nổi thì yêu cầu đổi lại thành Toán thôi. Tôi sẽ vỗ tay.

    Vì tôi lâu lâu cũng có quảng cáo cho khoa nên nhân đây nói rõ luôn: Sinh viên thi vào khoa Toán-Tin, học toán thì tôi bảo đảm (nhưng không phải 100% 🙂 ), còn học tin thì tôi không có ý kiến.

  13. Anonymous Says:

    Search trên mathscinet thì thấy khoa Toán ở Tự nhiên TP HCM có vài người khá giỏi như GS Hữu Anh có bài trên Annals, GS Trọng được citation khá nhiều, còn lại thì cũng quá đỗi bình thường. Số lượng sv đi du học cũng có đông nhưng không quá chất lượng, đơn cử nếu so sánh với ngoài bắc. Ở các trường phía bắc sv đã và đang tới các trường hàng đầu nước Mỹ như Princeton, Harvard, Stanford, Berkeley, Michigan Ann Arbor,… và đang rất thành công.

  14. HTLuan Says:

    Chào bạn “Anonymous April 8, 2009 at 11:11 pm”,
    Có vài nguyên nhân để giải thích nhận xét của bạn. Nhưng thôi lôi chuyện cũ ra nói làm gì. Anh em trong Nam chúng tôi tự sức mình đi lên và giúp đỡ nhau để đi lên. Chúng tôi nhìn về phía trước. Còn mấy chuyện xưa là để rút ra bài học, giúp người đi sau tránh vết xe đổ.

  15. hoaiminh Says:

    @ Anonymous: Ban nay rat chien dau :).

    Chu de anh Luan dua ra rat quan trong. Ai sap chon thay nen quan tam. Chon thay de lam viec trong vong 3-5 nam, nen co gang bo cong suc cho thich hop 1 teo :).

  16. HTLuan" Says:

    Bạn “Anonymous” làm tôi ngại viết quá, ban đầu chỉ tính bàn theo tiêu chuẩn Việt Nam thôi, bây giờ bạn hỏi về tiêu chuẩn Quốc Tế thì làm sao mà hòa hợp 🙂
    Nếu nêu tiêu chuẩn Quốc Tế thì ở Việt Nam có được mấy người? Vậy thì các sinh viên bỏ học hết à?
    Nếu nêu tiêu chuẩn Việt Nam thì không hợp với mấy anh chị em đang học nước ngoài, họ bỏ blog không thèm đọc nữa!
    Thôi cho tôi “quịt” bài nghe, được không? 🙂

  17. dzuichoi Says:

    Đừng cụt hứng Luân ơi!

  18. Anonymous Says:

    Mấy chú mấy bác cứ nói thế sao được? Ở VN hay ở đâu cũng thế, SV có thể học xong ĐH mà không cần làm tiểu luận, không cần có advisor. Còn nếu đã có thì phải có cho ra hồn, phải có tầm và có tâm. Chứ cái thứ advisor mà hoặc là chả làm nghiên cứu, hoặc là có làm, có bài báo, mà chỉ đi mở rộng linh tinh, hầu như không có citation chỉ trừ tự sướng bằng cách cite của chính mình, thì thà không có còn hơn!

  19. HTLuan Says:

    Nhận xét về điểm thứ hai của bạn “Anonymous April 8, 2009 at 3:41 pm”

    2. qua recommend của các thế hệ đàn anh về thầy/cô đó

    Có hai điều đáng nói:
    (a) Các đàn anh đó đánh giá đúng không?
    (b) Các đàn anh đó có đáng để mình hỏi ý kiến hay không?

    Điểm (b) thì bạn phải giải bài toán khác: Chọn bạn.
    Điểm (a) thì không biết đàn anh đó có đủ sức, tính khách quan khi đánh giá thầy/cô hay không.

    Nói chung tất cả đều để tham khảo, bạn tự tìm hiểu, giao tiếp với thầy cô rồi cân nhắc. Có chọn sai thì ráng biết sớm để mà chọn lại!

  20. HTLuan Says:

    Không hẳn là trả lời “Anonymous April 10, 2009 at 12:33 pm”:
    Dạo này sao có nhiều người khó tính ghé qua blog quá. Thôi thì nhờ họ mời thêm nhiều người khó tính nữa vô blog chơi. Cám ơn trước.

  21. HTLuan Says:

    Gửi HoàiMinh: anh em đều biết HMinh chọn thầy rất là “chiến đấu” . Nếu rảnh thì kể chuyện cho anh em rút kinh nghiệm đi. 🙂

    Làm nên khởi sự nhờ thầy
    Ai mà lầm chọn đường mây xa vời
    Người đi, ta ở lại … tả tơi
    Đập cánh chẳng được, thầy cười: “mày ngu”

    Mới hay cái chuyện làm thầy
    Khó khôn người nghĩ, dễ ngu kẻ bàn

  22. hoaiminh Says:

    Hi anh Lua^n. chuye^.n na`y dde^? sau na`y ddi a :). Anh Lua^n ne^n cho anh em vie^’t tie^’ng Vie^.t kho^ng da^’u ddi a., chu’ va(n chuong em ke’m, nghi~ ra ddi.nh vie^t, luc nha?y va`o vie^’t dduoc tie^’ng Vie^.t thi` que^n di mat :(.

  23. HTLuan Says:

    HMinh viết:
    Hi anh Luân. chuyện này để sau này đi a 🙂 . Anh Luân nên cho anh em viê’t tiê’ng Việt không dâ’u đi ạ, chu’ văn chuong em ke’m, nghĩ ra định viêt, luc nhảy vào viê’t đuoc tiê’ng Việt thì quên di mat 😦 .

    Nếu không đánh được Unicode thì cứ đánh dạng email hồi xưa cũng được (có gì tôi chuyển sang Unicode sau). Chứ anh đánh không dấu từ đầu đến cuối, tiếng Việt tôi kém (ngày lại càng kém!), đoán được chữ cuối thì quên chữ đầu. 🙂 (Đánh tiếng Anh cũng được nhưng đừng chơi tiếng Pháp nghe.)

    Vẫn cám ơn HMinh có nhảy vô đây chơi ít nhiều. Anh đi đây đó nhiều nơi, phải bắt anh kể chuyện mới được 🙂

  24. Anonymous Says:

    It’s quite old, from Tao’s blog, though still need to show that to you guys:
    http://terrytao.wordpress.com/career-advice/don%E2%80%99t-base-career-decisions-on-glamour-or-fame/

    Going into a field or department simply because it is glamorous is not a good idea, nor is focusing on the most famous problems (or mathematicians) within a field, solely because they are famous – honestly, there isn’t that much fame or glamour in mathematics overall, and it is not worth chasing these things as your primary goal. Anything glamorous is likely to be highly competitive, and only those with the most solid of backgrounds (in particular, lots of experience with less glamorous aspects of the field) are likely to get anywhere.

    A famous unsolved problem is almost never solved ab nihilo. One has to first spend much time and effort working on simpler (and much less famous) model problems, acquiring techniques, intuition, partial results, context, and literature, thus enabling fruitful approaches to the problem and ruling out fruitless ones, before having any real chance of solving any really big problem in the area. (Occasionally, one of these problems falls relatively easily, simply because the right group of people with the right set of tools hadn’t had a chance to look at the problem before, but this is usually not the case for the very intensively studied problems – particularly those which already have a substantial body of “no go” theorems and counterexamples which rule out entire strategies of attack.)

    For similar reasons, one should never make prizes or recognition a primary reason for pursuing mathematics; it is a better strategy in the long-term to just produce good mathematics and contribute to your field, and the prizes and recognition will take care of themselves (and be well-earned when they eventually do appear).

    On the other hand, it can be worth researching why a problem or mathematician is famous, or how an institution or department earnt its prestige; such specific information can help you decide whether this problem, mathematician, or department would be of interest to you. See also “Which universities should I apply to?“


Leave a comment