Nhà nhà làm toán?

Có vài chuyện nhỏ tôi lượm lặt viết ra đây chia sẻ.

1. Đầu năm tôi đi thăm gia đình người họ hàng có đứa con khoảng sáu tuổi. Tôi thử nó vài phép tính, nó đều làm trúng khiến ba mẹ cháu hồ hởi. Tôi đùa: “Thôi để cậu L luyện cho cháu từ bây giờ mai mốt lớn lên giỏi, đoạt giải Fields như NBC nghe”. Ba của bé nói: “Những người như vậy phải thật đặc biệt chứ đâu phải cứ học là được.” Tôi trả lời qua loa.

2. Giáo sư X đưa ra một chứng minh về sự khác biệt giữa khả năng học và biết toán với khả năng làm toán. Cô con gái của ông hồi học đại học khá giỏi toán, cô lấy các lớp về toán đề đạt điểm cao dễ dàng và có lẽ được nhiều thầy khen. Cô rất thích và về nhà tuyên bố với ông X: “Con muốn làm nhà toán học”. Ông X vốn biết con mình không có khiếu về toán nhưng đâu thể nào nói “không thể được”. Ông nói “Được để Ba thử con”. Ông ra mười bài toán, nhưng cô không giải được một bài. Tuy vậy vợ ông X nói: “Ông phải khuyến khích con chứ”. Ông X bảo con: “Hiện con đang đang ở đại học danh tiếng Y, muốn học toán ngành này thì đến giáo sư Z mà học”. Cô làm theo, ba tháng sau gọi điện thoại về nhà nói: “Ba đúng, con không hợp với ngành toán”. Sau cô trở thành giáo sư khảo cổ học.

3. Ba chị em Susan, Sofia và Judit Polgar là những kiện tướng cờ vua xuất sắc. Những thành tựu họ đạt được là nhờ sự rèn luyện nghiêm khắc, chặt chẽ ngay từ thuở nhỏ của cha mẹ họ: ông bà László và Klara Polgár với triết lý “Thiên tài được tạo ra chứ không phải được sinh ra”.

Học toán để làm gì?

 

Toán học được phát triển bởi các bậc vĩ nhân như Euclide, Newton, Gauss… Học toán sẽ giúp bạn hiểu các vĩ nhân đó suy nghĩ như thế nào. Như vậy có thể nói, học toán sẽ giúp bạn mở mang về mặt trí tuệ, giúp bạn hiểu được tự nhiên và vũ trụ vận hành như thế nào. Chẳng lẽ cuộc sống chỉ có ăn, ngủ, chơi bời thì phí quá!

Toán học cung cấp một phương pháp luận logic hết sức chặt chẽ, cung cấp một phương pháp để bạn đi tìm sự thật cho chính bản thân mình. Trong toán học, sự thật là bất biến. Một định lý khi được chứng minh sẽ đúng mãi mãi, không cần phải thay đổi. Điều này khác với các môn lịch sử, xã hội, chính trị: khi thế này mai thế khác, gặp thời thế thế thời phải thế.

Học toán không phải chỉ để di dạy mà thôi. Nhiều bạn học cử nhân toán ra đi làm cho các ngân hàng, công ty bảo hiểm, quân đội, CIA (Central Intelligence Agency), NSA (National Security Agency). Những công ty hay cơ quan này cho rằng các bạn giỏi toán là những người có đầu óc thông minh sẽ làm được bất cứ việc gì phức tạp. Quân đội Mỹ luôn luôn tài trợ rộng rãi cho các ngành khoa học cơ bản như toán, vật lý, hóa… John von Neumann (một nhà toán học lớn người Mỹ gốc Do Thái) đã được quân đội Mỹ tài trợ phát triển ra máy tính đầu tiên cho nhân loại.

Nếu bạn thích đi dạy thì mới cần học lên các bậc cao hơn như Master hay Ph.D. Những bằng cấp này giúp bạn kinh nghiệm giảng dạy và các kinh nghiệm nghiên cứu toán học.

 

The Abel Prize Laureate 2012

The Norwegian Academy of Science and Letters has decided to award the Abel Prize for 2012 to

Endre Szemerédi

Alfréd Rényi Institute of Mathematics, Hungarian Academy of Sciences, Budapest, and Department of Computer Science, Rutgers, The State University of New Jersey, USA

“for his fundamental contributions to discrete mathematics and theoretical computer science, and in recognition of the profound and lasting impact of these contributions on additive number theory and ergodic theory.”

Nguồn: http://www.abelprize.no/c54147/seksjon/vis.html?tid=54148&strukt_tid=54147

Tuyển sinh viên cao học Khoa Toán trường University of Central Arkansas

“Khoa Toán của trường Đại học miền Trung bang Arkansas (UCA) đào tạo chương trình Thạc sĩ của hai chuyên ngành: Toán Ứng dụng và Toán Sư phạm. Khoa hiện có 19 giáo sư tiến sĩ, bao gồm 8 vị làm về toán Ứng dụng, 8 vị làm về toán Sư phạm, và 3 vị làm về toán Lý thuyết. Sinh viên đạt chuẩn khi được nhận vào chương trình sẽ được hỗ trợ tài chính dưới dạng trợ giảng hoặc tài trợ nghiên cứu. Sự hỗ trợ này bao gồm học bổng học phí toàn phần ở mức 5.300 USD mỗi năm học, và sinh hoạt phí ở mức 9.000 USD trong 9 tháng của năm học. Trong 3 tháng hè, sinh viên cũng có thể được hỗ trợ tài chính. Sinh viên có thể dạy các lớp hè (1 lớp, 5 tuần, gặp 5 ngày/tuần) với mức lương 2.600 USD.

Mỗi năm, khoa Toán có 20 suất dành cho sinh viên cao học. Hạn chót nộp hồ sơ là ngày 1 tháng 4 cho học kỳ mùa Thu, và ngày 1 tháng 11 cho học kỳ mùa Xuân.

Nộp hồ sơ online tại: http://uca.edu/graduateschool/admission-process/
Trang nhà của khoa Toán: http://uca.edu/math
E-mail liên lạc: math@uca.edu, hoặc liên lạc trực tiếp với Lê Hoàng Long: longl@uca.edu
Địa chỉ khoa Toán: 234 MCST Building, Department of Mathematics, UCA
201 Donaghey ave., Conway AR 72035

Một số thông tin cần lưu ý thêm:
– Con số 20 suất nêu trên là bao gồm sinh viên cũ và mới. Trung bình khoa Toán nhận từ 2 đến 8 sinh viên mới mỗi năm.
– Các bạn nên chuẩn bị TOEFL cho kỹ. EILTS cũng có thể được chấp nhận. Nếu có GRE thì càng tốt.
– Nếu có câu hỏi gì, các bạn có thể liên lạc trực tiếp với tôi, Lê Hoàng Long, tại địa chỉ e-mail nêu trên.
– Chương trình Thạc sĩ toán Sư phạm của UCA được đánh giá là mạnh nhất của bang Arkansas. Chương trình toán Ứng dụng cũng thuộc vào loại mạnh của bang. Đã có nhiều sinh viên của khoa chuyển tiếp lên Tiến sĩ ở các trường lớn khác.
– Khoa Toán nói riêng, và UCA nói chung, rất thân thiện và hiếu khách. Môi trường, không khí của thành phố Conway rất trong lành và bình yên.

Mong nhận được câu hỏi và hồ sơ của các bạn!”

“Làm toán” là làm gì?

1)Nghiên cứu toán học là khám phá:

Các phương trình toán học là có sẵn trong tự nhiên, các nhà toán học (hay vật lý học) chỉ khám phá ra mà thôi. Giống như định luật vạn vật hấp dẫn của Newton. Nếu Newton không phát biểu định luật vạn vật hấp dẫn thì trái táo vẫn rơi, một ngàn năm trước cũng như là một ngàn năm sau cái ngày quả táo rơi lên đầu Newton. Các phương trình cơ chất lỏng như Navier-Stokes cũng vậy. Nước vẫn chảy, mây vẫn trôi nếu như các ông Navier và Stokes ông không phát biểu ra các phương trình đó.

2) Nghiên cứu toán học là phát minh:

Các lý thuyết toán là do các nhà toán học nghĩ ra. Có lẽ điều này đúng với toán lý thuyết và vật lý lý thuyết. Lý thuyết tích phân là do Riemann nghĩ ra để tính diện tích bên dưới một đồ thị. Lý thuyết về độ đo của Lebesgue dùng để tích phân các hàm số tổng quát hơn. Các lý thuyết về tồn tại và duy nhất của các nghiệm của các phương trình vi phân giúp các nhà toán học ứng dụng tự tin hơn khi đi tìm nghiệm xấp xỉ bằng số.

3) “Làm toán” là làm gì:

Như vậy là quá trình “làm toán” là làm gì? Người nông dân “làm ruộng” là cày bừa, gieo hạt, tưới cây, bón phân rồi chờ ngày lúa trổ bông mà thu hoạch. Người công nhân đi “làm nhà máy” là đi vào cơ xưởng, vận hành máy tiện, máy hàn, máy cắt để làm ra những sản phẩm tiêu dùng hay cho các ngành công nghiệp khác. Theo quan điểm cá nhân của tôi, “làm toán” là quá trình tìm tòi để khám phá và phát minh ra cái mới cho toán học nói riêng và cho khoa học nói chung. “Làm toán” cần tới quá trình gieo hạt: một người thầy nào đó gợi cho mình ý tưởng tìm tòi về toán học. Rồi sau đó là quá trình bón phân, tưới cây: đọc các bài báo đã được xuất bản, đi nghe seminar, đi dự các lớp học, đạt được bằng cấp này nọ… Và quá trình thu hoạch là các công trình mới được xuất bản trên các tạp chí toán học trên thế giới…

4) Toán học có lợi gì cho xã hội:

Người nông dân làm ra lúa gạo để muôn người được ăn no, người công nhân làm ra vật dụng tiêu dùng hàng ngày. Nhưng rồi ăn uống đã no đủ, đồ đạc sử dụng đã thừa mứa, thì xã hội phát triển những nhu cầu cao hơn: chinh phục các vùng đất mới hay là chinh phục vũ trụ. Những nhu cầu mới này đòi hỏi việc xây dựng các con thuyền lớn có khả năng vượt đại dương, những tàu vũ trụ có thể bay lên các vì sao… Để làm được điều này người ta cần phải phát triển khoa học và kỹ thuật mà toán học là một trong các ngành mũi nhọn.

Ứng dụng của tóan học vào cuộc sống

Hôm qua có một ông tiến sỹ tóan lý phát biểu trên vnexpress là học toán xong chẳng biết học tóan để làm gì.  Để cho mọi người (ngoài ngành toán) hiểu thêm về các ứng dụng của toán trong cuộc sống, sau đây tôi sưu tầm các ứng dụng của toán học vào cuộc sống. Xin các bạn ở đây bổ sung thêm:

1)  Toán học ứng dụng vào quân sự:

Hàng năm, Hải quân và Không quân Mỹ tiêu tốn nhiều triệu USD cho các nghiên cứu toán học mà họ thấy có tiềm năng ứng dụng vào quân sự. Các ngành nghiên cứu này có thể bao gồm các ngành tối ưu, đại số tuyến tính, lý thuyết xấp xỉ, phương trình đạo hàm riêng, cơ chất lỏng, v.v Các ứng dụng có thể bao gồm xử lý tín hiệu radar, sonar, dò tìm mục tiêu đối phương, an toàn thông tin, mật mã, v.v.

2)  Toán học ứng dụng vào thị trường tài chính – kế toán:

Các ngân hàng lớn của thế giới đều có các phân tích viên sử dụng các mô hình toán dựa trên các phương trình vi phân ngẫu nhiên để dự đoán thị trường chứng khoán.

3) Toán học ứng dụng vào công nghiệp:

Lý thuyết tối ưu toàn cục và quy hoạch tuyến tính được sử dụng rộng rãi trong các phần mềm của các công ty khai khoáng, đại lý bán vé máy bay trực tuyến, các công ty vận chuyển hàng hải

4) Toán học ứng dụng vào công nghệ vũ trụ

Video: Flow Instabilities

Tôi tìm lại được một đoạn phim “Flow Instabilities ” trên youtube:

http://www.youtube.com/watch?v=yutbmcO5g2o&feature=BFa&list=ULENCnyh2j2kI&index=16

Video: Turbulence

Mấy đoạn video cũ tôi tìm được trên youtube:

Phần 1

Phần 2

Phần 3

Sách về “Fluids in Porous Media”

Vài cuốn sách toán và kỹ thuật có thể tham khảo để hiểu về đề tài “Fluids in Porous Media”:

  • Dynamics of Fluids in Porous Media, của Jacob Bear, NXB Dover 1988 (In lại bản 1972 của NXB Elsevier).
  • Stability and Wave Motion in Porous Media, của Brian Straughan, NXB Springer 2008.
  • Convection in Porous Media, của D. A. Nield và A. Bejan, NXB Springer-Verlag 1992.
  • The Porous Medium Equation: Mathematical Theory, của Juan Luis Vazquez, NXB Oxford University Press 2007.

Dự án bauxite Tây Nguyên

Hôm trước có nói với Dr. Hoang về chuyện này. Hôm nay đưa cái link lên.

http://boxitvn.wordpress.com/

Một dự án có quá nhiều tranh cãi.

2010 Nobel Prizes

nobelprize.org

Physiology or Medicine
Robert G. Edwards

Physics
Andre Geim
Konstantin Novoselov

Chemistry
Richard F. Heck
Ei-ichi Negishi
Akira Suzuki

Literature
Mario Vargas Llosa

Peace
Liu Xiaobo

Economic Sciences
Peter A. Diamond
Dale T. Mortensen
Christopher A. Pissarides

Fields Medalists 2010

International Congress of Mathematicians
Hyderabad, India, 19 – 27 August 2010

Elon Lindenstrauss
Ngô Bảo Châu
Stanislav Smirnov
Cédric Villani

http://www.icm2010.org.in/imu-prizes/prize-winners-2010

Chức mừng Ngô Bảo Châu.

The Clay Mathematics Institute awards the Millennium Prize for resolution of the Poincaré conjecture to Grigoriy Perelman

Theo AMS

The Clay Mathematics Institute (CMI) announces today that Dr. Grigoriy Perelman of St. Petersburg, Russia, is the recipient of the Millennium Prize for resolution of the Poincaré conjecture. The citation for the award reads:

The Clay Mathematics Institute hereby awards the Millennium Prize for resolution of the Poincaré conjecture to Grigoriy Perelman.

The Poincaré conjecture is one of the seven Millennium Prize Problems established by CMI in 2000. The Prizes were conceived to record some of the most difficult problems with which mathematicians were grappling at the turn of the second millennium; to elevate in the consciousness of the general public the fact that in mathematics, the frontier is still open and abounds in important unsolved problems; to emphasize the importance of working towards a solution of the deepest, most difficult problems; and to recognize achievement in mathematics of historical magnitude.

Tin chính thức của Clay Mathematics Institute:
http://www.claymath.org/poincare/index.html

Bâng quơ Toán

1) Làm toán đến bao giờ?
“Tám mươi tuổi” – tôi trả lời. Bạn vặn: “Lâu quá, có biết sống đến lúc đó không”. – “Thì bảy mươi tuổi vậy”.

2) Tôi nói: “Đi trật đường rày”. Bạn nhắc: “Vậy thì bây giờ chỉnh lại đi cho đúng”.

3) A. I. nói nhiều người có Tiến sĩ khoa học (Dr. of Science) ở Nga xong không biết làm gì. J.B. so sánh: nhiều người vừa lên Associate professor là dừng bút.

4) Không có người hướng dẫn mà muốn thành công nhanh thì coi chừng, dễ loạn trí.

5) Giáo sư Dặng Đình Áng trong một bài phỏng vấn ngày xưa có nói: “Càng về sau càng vĩ đại”. Không biết ai sẽ vĩ đại sau này, nhưng như vậy sẽ giúp mình bình tâm, tránh đốt cháy bản thân vì những ước vọng chưa đạt được.

6) Sư Thích Thanh Từ có dặn học trò: “Muốn tu đi xa thì chân phải cứng”. Làm toán cũng vậy.

7) Mới ra đời mà té ngã không gượng dậy được thì sự học trước đó tất còn nhiều thiếu sót.

8 ) Làm toán có nhiều mức. Càng làm lâu, sống lâu với toán càng hiểu.

9) Tự thỏa mãn trong toán là tự trói tay trói chân mình lại rồi.

10) Dẫu là thiên tài như Einstein cũng phải cần thời gian để tài năng bộc lộ.

11) Người Việt làm toán, thành công hay thất bại là do tài năng của mình. Bèn nhớ đến Nguyễn Công Trứ: lấy cái tài của mình ra mà xài.

12) Phải tự do tư duy. Để xem có điều gì hay ho văng ra từ bộ óc của mình hay không.

Tin vui cho khoa học Việt Nam