AIP2

Hội nghị quốc tế về bài toán ngược ứng dụng (Conference in Applied Inverse Problems) vừa được tổ chức ở Vienna, Austria 20-25/7. Đây là lần thứ 5 hội nghị được tổ chức nhưng người viết không hiều tại sao nó có tên là AIP2. Hội nghị được tổ chức hai năm một lần. Năm 2007 được tổ chức ở Vancouver, Canada. Lần tới sẽ ở College Station, Texas vào khoảng 5/2011. Hội nghị lần này có khoảng 400 người đang ký và khoảng độ 300 người thực sự tham gia. Số người còn lại vắng mặt có nhiều lý do như: đau chân hay vợ đẻ.

Công tác tổ chức được kết hợp giữa Radon institute và Vienna University. Công tác tổ chức khá cẩn thận và chu đáo. Ngoài 11 plenary talks và 48 mini-symposia còn có hai buổi giao lưu. Một buổi được tổ chức City Hall có màn chào đón của ủy viên hội đồng thành phố phụ trách khoa học. Buổi giao lưu thứ hai tổ chức ở một quán ăn nhà vườn (giống như ở mấy quán nhậu ở Củ Chi). Cả hai buổi giao lưu diễn ra khá thú vị.

Hội nghị nhận được sự quan tâm và tài trợ của khá nhiều tổ chức ở Vienna. Người đứng đầu hội nghị là hiệu phó Đại học Vienna, giám đốc viện Radon và nghe nói còn là giáo sư của Đại học Graz. Đây là người có uy tín rất cao trong cộng đồng làm bài toán ngược. Austria cũng được xem là một trung tâm rất mạnh về bài toán ngược khi các trường đại học lớn của họ như Vienna, Linz, Graz đều có một hoặc hai nhóm liên quan đến lĩnh vực này. Nhóm ở Linz (mà cụ thể là ở Radon Institute) và Graz thì đã có truyền thống khá lâu, còn nhóm ở Vienna thì mới chuyển về từ Innsbruck (nếu đúng như người viết suy đoán).

Hội nghị cũng đã trao giải Calderon cho Martin Burger, 33 tuổi, giáo sư của Đại học Munster, Đức. Anh này làm về PECT (Photon Emission Computed Tomography). Có vẻ như những kết quả gần đây gần với xử lý ảnh hơn là bài toán ngược. Tuy nhiên phải thừa nhận đây là một người rất tài năng và hướng làm là rất triển vọng. Giải Calderon được trao lần đầu tiên năm 2007 ở Vancouver. Người nhận giải lúc đó là Matti Lassas, một ngôi sao rất sáng và được hầu hết mọi người thừa nhận, hiện làm managing director của Inverse Problems and Imaging.

Các bài planary talks khá phong phú từ những vấn đề khá lý thuyết đến những vấn đề rất ứng dụng. Tuy nhiên theo cảm nhận của người viết thì chất lượng cũng không đồng đều lắm. Có một plenary speaker đến từ châu Á, đó là giáo sư Nakamura. Đây là một tên tuổi lớn, đã từng đạt giải thưởng mùa Thu của Nhật (như giải Lifetime achievement ở Mỹ). Ông nói chuyện rất nhẹ nhàng và khiêm tốn, đặc biệt không đã giúp người viết biết thêm về một nhà khoa học Việt Nam đáng để tự hào: giáo sư Bùi Duy Đường (có thể sai khác dấu vì tên trên đang web không có dấu).

Do nhiều mini-symposium xảy ra cùng thời gian nên người viết chỉ tham gia được một phần nhỏ. Có vẻ như hiện này nhiều người tập trung lĩnh vực chụp ảnh các vật thể trong trạng thái bị khích thích, modulated (in-vivo) tomography. Đây là một hướng rất rộng và đáng quan tâm với nhiều ứng dụng thú vị. Hiện nay có hai nhóm lớn làm cái này là viện công nghệ Rensselaer (USA) và  Laboratoire Ondes et Acoustique (France).

Trong hội nghị, người viết có gặp một bạn người Việt Nam, anh Nguyễn Trung Thành hiện làm Postdoc ở Radon Institute. Hai anh em cũng hàn thuyên được đôi chút về toán học và cuộc đời. Người còn viết còn có ý định đi theo anh Thành lên Linz chơi cho biết (mùi đời) nhưng rất tiếc là không thực hiện được.

Hội nghị cũng tổ chức một buổi đi tham quan Vienna. Phải thừa nhận là Vienna rất đẹp. Đẹp nhất trong các thành phố mà người viết đã từng tới. Trong buổi tham quan với đoàn, người viết đã được đi lòng vòng (dịch theo đúng nghĩa chữ “Ring”). Đặc biệt là thăm Schonbrunn (có thể gọi là Cung điện mùa Hè, nếu người viết không nhầm). Đây là một kiến trúc rộng lớn, nguy nga được xây dựng trong thời kỳ cực thịnh của đế quốc Áo.

Sau khi hội nghị kết thúc người viết đã có cơ hội đi tham những nơi khác trong vài tiếng trước khi lên máy bay. Cung điện mùa đông (quên mất cái tên gốc là gì rùi) cũng nguy nga và hoành tráng không kém Schonbrunn. Ngoài ra các khu đô thị của Vienna cũng có kiến trúc rất hài hòa, đẹp mắt. Một điều nữa là thời tiết ở Vienna rất đẹp, trời nắng vàng và nhiệt độ khoảng 20-25 độ C. Tất cả tạo nên một ấn tượng tuyệt vời và một chuyến đi mỹ mãn.

Lần tới khi hội nghị được tổ chức ở Texas A&M, người viết hi vọng là sẽ gặp được thêm nhiều người Việt làm trong lĩnh vực bài toán ngược. I will drive you guys around to enjoy College Station J.

GVietMath Meetings at University of Minnesota

Nhân dịp tham dự chương trình hè về Conservation Laws tại IMA, University of Minnesota, các thành viên của GVietMath đã quyết định tổ chức các buổi seminars để trình bày các kết quả nghiên cứu mới của mình.

Buổi Một: 14 giờ, thứ Bảy ngày 18 tháng 7 năm 2009.
14:00-14:50: Generalized Forchheimer flows in porous media (I). H T Luân

15:00-15:50: Boundary layers: Existence and stability (I). N T Toán

16:00-16:50: Pressureless Euler/Euler-Poisson systems. N V Truyền

Buổi Hai: 19 giờ, thứ Hai ngày 20 tháng 7 năm 2009.
19:00-19:50: Generalized Forchheimer flows in porous media (II). H T Luân

20:00-20:50: Multidimentional stability of viscous shock waves. N T Toán

21:00-21:50: Regularity of optimal maps. N V Truyền

Buổi Ba: thứ Ba ngày 28 tháng 7 năm 2009.
20:30-21:20: Semi-geostrophic equations (working seminar). N V Truyền

Gặp gỡ mùa hè 2009

Tiếp nối theo sự thành công Gặp Gỡ Mùa Hè 2008 (xem link tại đây), Gặp Gỡ Mùa Hè 2009 sẽ được tổ chức vào Thứ 2, 6/7/2009, 10g, Phòng F205, 227 Nguyễn Văn Cừ. Tuy nhiên, trong tình hình kinh tế khó khăn, anh em “du lịch” ở nước ngoài hết ráo,  hiện tại Gặp Gỡ Mùa Hè năm nay sẽ là một series lectures của Giáo Sư Trương Quang Bảo, Northern Michigan University. Ngoài chuyện về Toán, Giáo Sư Bảo cũng sẽ nói chuyện về học hành/giảng dạy ở nước ngoài mà cơ bản là Mỹ. Anh em nào hiện đang ở VN trong thời gian này nếu được nhớ tranh thủ thời gian tham dự cho xôm tụ. Anh em nào năm sau dự định về Vn thăm gia đình chơi cũng xin nhớ lưu ý hay đăng ký với GGMH để giúp cho GGMH ngày càng thành công hơn. Tất cả chúng ta đều hy vọng rằng danh sách speakers cho các năm sau sẽ dài ra thật nhiều so với các năm trước.

Sau đây là các thông tin liên quan và mọi chi tiết và các thông tin mới nhất anh em và bạn bè có thể xem thêm tại đây. Các chi tiết về mục tiêu, phương hướng của GGMH cũng có thể xem tại đây.

Gặp gỡ mùa hè 2009

Tiến sĩ Trương Quang Bảo sẽ nói chuyện về ngành nghiên cứu của mình thuộc lãnh vực Tối ưu và trình bày đề tài:

Some Relationships between Set-valued Optimization and Welfare Economies

Một số quan hệ giữa tối ưu của hàm giá trị tập hợp và các thể chế kinh tế trợ cấp

Thời gian: Thứ 2, 6/7/2009, 10g, Phòng F205, 227 Nguyễn Văn Cừ.

Đối tượng: sinh viên, giảng viên và mọi người quan tâm.

Tiến sĩ Trương Quang Bảo là cựu sinh viên của Khoa Toán-Tin học ĐHKHTN TPHCM và đang là Assistant Professor tại Khoa Toán Đại học Northern Michigan (Mỹ).

Liên hệ: hqvu@hcmuns.edu.vnĐịa chỉ email này đang được bảo vệ khỏi chương trình thư rác, bạn cần bật Javascript để xem nó // <![CDATA[// <![CDATA[
document.write( ” );
// ]]>

Liên kết: “Gặp gỡ mùa hè”