Quân Trị Chủ Nghĩa và Dân Trị Chủ Nghĩa – 8

(Diễn văn của cụ Phan Chu Trinh)

(tiếp)

Sao gọi là dân chủ?

Câu này ở châu Âu thì không cần phải cắt nghĩa cho nhiều, nhưng mà ở trong xứ mình thì tôi cắt nghĩa mau mau để cho người ta hiểu cái đại lược.

Lịch sử – bất cứ là dân nước nào số người học thức cũng là phần ít cả, thường thường nhờ cái đảng thượng lưu, trung lưu dẫn dắt nó đi ấy là lẽ thường. Nhưng mà duy có dân châu Âu khác với dân ta có một việc; từ khi bắt đầu khởi ra thì họ đã sùng trọng dân chủ. Nhưng không biết thế nào hồi nước Hy Lạp họ lại có cái hội gọi là Trưởng Giả hội nghị, thì do ông vua nhóm họp lại những bậc quí tộc mà lập pháp luật ban cho dân. Lại có cái hội tên là Quốc dân hội nghị, phàm là những việc do ông vua cùng những người quí tộc đã đặt ra thì phải giao cho hội ấy xem có bằng lòng thì mới được làm. Sau đến nước La Mã thì có hội nghị “một trăm người” thì lấy trong quân lính mà sắp đặt ra hội ấy, phàm xứ ấy có việc gì lôi thôi thì hội ấy bàn. Còn sau đến hồi dòng vua La Mã mất, thì có một cái hội “La Mã nguyên lão viện”, lại một hội “La Mã bình dân viện”. Cho nên sau khi La Mã đổi làm đế quốc chuyên chế mà cái phép La Mã cũng phát đạt luôn luôn. Bây giờ các nước đâu đâu cũng bắt chước La Mã cả.

Trong một lối từ khi mọi Nhật Nhĩ Man tràn xuống phá La Mã đế quốc, các nước châu Âu được độc lập hết cả, thì cái chính thể hội nghị ấy đã mất đi mấy trăm năm.

Lạ lùng thay người Anh còn giữ lại được rằng “Nhân dân hội nghị”, “Hiền giả hội nghị”, hai hội ấy đều là vua nhóm những kẻ tài trí trong dân gian để giao cho cái quyền “lập pháp”. Đến nay thành ra cái Hạ Ngị Viện Anh bây giờ, mà đến thế kỷ 17-18 lại truyền bá ra cả lục địa châu Âu. Ấy là nói đại lược qua cả lịch sử dân quyền châu Âu.

(còn nữa)

Các phần  [ 1 ] [ 2a ] [ 2b ] [ 3 ] [ 4 ] [ 5 ] [ 6 ] [ 7 ] [ 8 ] [ 9 ] [ 10 ]

Quân Trị Chủ Nghĩa và Dân Trị Chủ Nghĩa – 7

(Diễn văn của cụ Phan Chu Trinh)

(tiếp)

Nói qua dân trị chủ nghĩa

Nay khắp cả thế giới những nước nào đã theo kịp được một ít văn minh Châu Âu, hay là hiểu được một ít tư tưởng tự do, thì ai cũng hiểu được cái tiếng dân chủ là thế nào, hay là dân trị là thế nào.

Bên Âu châu có mấy nước quân chủ mặc lòng, nhưng nước nào cũng có đảng Dân chủ ở trong thượng, hạ nghị viện cả. Duy nuớc ta thì như trong lục tỉnh này thuộc với Tây đã hơn sáu mươi năm, cái chữ “République” thì nói luôn trên miệng, nhưng mà chẳng tìm kiếm nghĩa lý như thế nào, so sánh với dân trị chính thể cũ của nước ta như thế nào! Ấy là nói những người có ăn học, ý tôi xem hình như các Ngài đoán trước rằng có quân chủ là hơn. Còn nhất là dân nhà quê chẳng những không biết dân chủ là gì, mà đối với vua thì thờ trên đầu như thờ Thần thờ Thánh; chẳng những là không nghĩ đến sự “phải có hay là không” mà hình như có ai ngĩ đến việc đó thì phải bị sét đánh, đá vằn, voi chà, ngựa xé. Khi nào nghe nói bất luận là ông vua nào, nghe qua thì trong lòng đã vui mừng hớn hở, nghĩa là ông ấy chắc mình trông cậy được, rất dở là mới đây việc Phan Xích Long còn xảy ra trong xứ này. Vậy mới biết rằng cái độc quân chủ vào óc dân ta sâu quá, mà cái trình độ của dân ta cũng thấp quá, chỉ có một người mà nói: “Mầy phải trung với người này, phải kính với người này”, thì nó mới hiểu. Mà nếu cứ nói ra cái tên nước Việt Nam mà rằng: “Ấy là nước ông cha mầy, mầy phải thương”, thì tay nó không rờ được, mắt nó không thấy được thì nó không thể làm thế nào mà thương được. Vậy thì trừ ra một cái nhà, một cái vườn, vài mẫu đất nội chỗ con mắt nó thấy đó thì nó thương được mà thôi. Đã mấy mươi năm nay tôi thường thấy nhà báo hay nhà diễn thuyết, hễ mở miệng ra thì nói nước có hai mươi triệu quốc dân, trong giọng nói hình như có danh giá, có sự khoe khoang, có sự tin cậy. Nhưng mà tôi nghĩ trong hai mươi triệu ai cũng biết có nhà mà không biết có nước; như thấy trong cái nhà nào trong lúc rủi ro có ba, năm người con trai bị chết tuyệt tự, hay nhà nào ruộng đất mà bị kiện thưa, hay là bị con ham cờ bạc thì xúm lại nói ồn ào khắp dân gian, cho là việc quan hệ nhất trong xứ này. Còn đến việc “mất nước” thì chẳng ai mơ màng vào đâu. Một dân tộc mà nó đối với nước lơ láo lạt lẽo như thế thì cũng khốn nạn thật! Dân như vậy mà muốn bỏ vua đi mà lập ra dân quốc, chắc trong các Ngài có ông cũng lấy làm lạ. Nhưng tôi nghĩ rằng vì cái độc quân chủ giết hẳn cái lòng ái quốc của dân Việt Nam ta, bây giờ muốn cho dân Việt Nam ta biết nước là của chúng nó thì phải đem cái tụi bù nhìn đó vất hết cả đi, thì nó mới có thể tìm kiếm cái nước đó là nước của ai? Mà nòi giống ta thông minh, có lẽ một ngày kia sẽ gặp thấy rằng ở trong cái miếng đất mấy nghìn năm lưu truyền lại đây, cái quyền lợi của nó hãy còn nhiều. Cái quyền phép của nó cũng có nhiều, rồi nó sẽ hiểu rằng xưa nay người mà nó gọi rằng vua quan đó, chẳng qua là người thay mặt làm việc cho nó, nếu làm không xong thì nó đuổi đi cũng không có lỗi gì.

Khi nào dân đã hiểu như thế thì nó mới biết thương nước. Mà có biết thương nước thì một ngày kia mới mong tự do độc lập được, chứ không thế thì cứ đời đời làm tôi mọi mãi.

(còn nữa)

Các phần  [ 1 ] [ 2a ] [ 2b ] [ 3 ] [ 4 ] [ 5 ] [ 6 ] [ 7 ] [ 8 ] [ 9 ] [ 10 ]

Quân Trị Chủ Nghĩa và Dân Trị Chủ Nghĩa – 6

(Diễn văn của cụ Phan Chu Trinh)

(tiếp)

Quân trị tức là nhân trị (người trị người)

Đây hãy nói tóm lại quân trị tức là nhân trị. Quân trị chủ nghĩa, tuy có pháp luật mặc lòng, nhưng mà pháp luật cứ tự tay vua lập ra, chứ còn dân thì không hay biêt gì hết. Vậy cho nên khi nào gặp ông vua thông minh anh hùng, hiểu được cái sự quan hệ giữa dân với nước là thế nào, mà trừng trị lũ quan tham lại nhũng, để cho dân được làm ăn, thì dân giàu nước mạnh, mà cái thì giờ của ông vua sống được bao nhiêu thì nước còn được thái bình bấy nhiêu.

Còn đến mấy ông vua hôn ám thì ông sống với đàn bà con gái, với bọn hoạn quan, còn biết gì đến nước trao chính quyền vào trong tay mấy đứa nịnh thần, người đã hư thì nước cũng đổ thôi. Cho nên ông Khổng Tử có nói rằng: “Văn võ chi chính bố tại phương sách, kỳ nhân tồn tắc kỳ chánh cử, kỳ nhân vong tắc kỳ chính tức”, nghĩa là cái chính trị vua Văn vua Võ còn chép ở trong sách, có người chính trị giỏi thì cái chính trị trong sách đó mới thi hành ra, nết không có người giỏi thì cái chíng trị ấy mất. Tuân Tử thì nói rằng: “Hữu trị nhân, vô trị pháp” nghĩa là có người hay làm hay chứ không có cái pháp luật nào là hay được. Ông Mạnh thì kiêm cả hai ông mà nói rằng: “Đồ thiện bất túc dĩ vi chính, đồ pháp năng dĩ tự hành”, nghĩa là có người giỏi mà không có pháp luật thì cũng không làm chính trị được, có pháp luật mà không có người giỏi thì pháp luật cũng không tự làm lấy được.

Mấy nghìn năm nay, mấy ông vua giỏi, tướng giỏi hết sức mà tránh cho khỏi cái chữ quân trị là nhân trị, nhưng mà không được, là vì lập phép này phép kia cũng là tự tay vua, đến khi đạp đổ đi cũng tự tay vua.

Ấy tôi nói những ông vua biết lo mà chữa cho khỏi chữ nhân trị là từ đời Tống, đời Đường sắp lên, những ông vua hiền minh thì thế. Còn từ đó sắp xuống thì chuyên chế quá lắm. Xem như ông Minh Thái Tổ đặt ra cái luật “hữu tài bất vi quân dụng”. Nghĩa là đặt ra cái luật hễ ai không ra cho vua dùng là có tội. Ấy là để bắt người ta phải ra cho mình áp chế hết cả, chớ không cho ai ở ẩn nữa. Về đời Càn Long lại đặt ra luật “yêu quân” nghĩa là có tài mà buộc vua cầu cạnh mình thì có tội. Những cái luật đó thì có ích gì cho dân tộc, cho nhà nước đâu, chỉ làm sướng cái óc kiêu ngạo, làm cho sướng cái xác thịt của ông “Hoàng Đế” đó thôi.

Vua đời xưa thì còn cầu hạ sĩ, chứ còn vua sau thì cứ nằm ngửa đó, thằng nào có tài mà không ra cho tao dùng thì tao bỏ tù, thì còn gì sang trọng hơn nữa.

Từ nãy đến giờ tôi nói về lịch sử và triết học quân trị là nhân trị. Đây tôi xin kể thêm vài cái chứng thật cho anh em dễ hiểu. Nhân trị là cai trị một cách rộng rãi hay là nghiêm khắc chỉ tùy theo lòng vui, buồn, thương ghét của một ông vua mà thôi, pháp luật tuy có cũng như không.

Thí dụ như ông Gia Long lấy cái luật của đời Càn Long nước Tàu để cai trị dân Việt Nam; trong cái luật đó nói rằng: “phí công quân bất hầu”, nghĩa là không có công đáng được giặc thì không phong tước hầu. Vậy thì ông Nguyễn Văn Thành phong tước hầu, à làm đến trung quân, chẳng qua do ông Gia Long vui trí mà cho đó thôi, chứ không phải ông Gia Long có lòng công bình mà xét cho cái công trạng của ông ấy theo đánh giặc từ nhỏ đến lớn. Sao tôi dám nói vậy? Bởi vì sau đó con ông Thành làm một bài thơ chơi, nghĩ cũng chẳng tội lỗi gì, mà ông Gia Long không biết tới ba họ. Như vậy chẳng qua khi cơn giận ông lên thì ông giết, chớ có pháp luật gì đâu.

Tôi nhắc qua một cái tích của ông Tự Đức mà tôi đã nói ở trên. Năm Tự Đức thứ 25, dân Trung phần chết đói, nhà nước đã lo phát chẩn được một ít rồi, các quan lại xin trích tiền thuế trong các tỉnh, các chủ huyện để trữ lại trong xã thương các làng, phòng năm khác dân có đói chăng, thì ông ta cho dân được đem tiền đem lúa ra nạp quyên mà lấy chức Bá hộ, Bát phẩm, Cửu phẩm. Nhưng mà xuống dụ các quan cho dân quyên chịu đã, nghĩa là số quyên một nghìn quan tiền thì cứ đóng trước đi 300 quan rồi phát bằng cho đã, chừng nào đóng đủ số tiền thì sẽ phong sắc cho. Còn tiền đóng thì cứ để lại cho các làng ấy. Cái dụ xuống rõ ràng như thế. Cách một năm thì thấy cái dụ khác kể hết tiền chưa đóng và đã đóng rồi, bắt phải đem hết ra tỉnh để cấp cho lính đánh giặc. Tỉnh sức xuống phủ huyện, phủ huyện sức xuống các làng. Dân trả lời rằng vua cho quyên chịu, chớ không bắt đóng ngay, năm này mất mùa dân không chịu đóng, làm gì nó cũng không có mà đóng. Quan tỉnh tư Bộ, bộ tâu vua, vua phán phải làm tội hết những dân ấy. Nhưng trong luật Việt Nam những cái luật tiền bạc thuộc về dân qua lại với nhà nước thì ít thấy lắm, các quan không biết theo mặt luật gì mà làm án, phải tâu lên vua hỏi phải làm án gì, nhà vua bawst phải làm theo luật “thượng thư bất dĩ thiệt” nghĩa là chiếu theo luật các quan dâng thư cho vua nói về chính trị mà không thật. Quan Bộ cứ đó mà làm tội. Đến khi tư về các tỉnh, người thì sáu năm, người thì tám năm, người thì mười hai năm tù. Gia dĩ đang đi đói khát, cha xa con, vợ bỏ chồng, tưởng quyên cái Bát, Cửu phẩm để lấy làm vui, hay đâu không được vui mà lại phải ở tù. May đâu cái án đó đi đến Quảng Ngãi, gặp một ông Án Sát, ông ấy thì giỏi luật lệ mà có lòng thương dân, lo việc nước (ông ấy là người Bến Tre về tỉnh Vĩnh Long tên là Nguyễn Thông hiệu Kỳ Xuyên, sau lục tỉnh mất thì ông chạy ra Phan Thiết.) Ông ấy cứ từ từ mà bẻ hết cái án, rồi ông gửi trả lại cho Bộ, ông nói rằng: “cái vụ này chỉ có vua với quan dối dân, chứ dân không nói dối ai chút nào cả”. Còn chiếu theo luật “thượng thư bất dĩ thật” thì không đúng vào đâu cả. Ông Tự Đức biết mình lỗi, nhưng mà mắc cỡ xui cho người khác kiện ông Nguyễn Thông rồi cách chức ông đi, muốn trị tội nặng. Nhưng dân Quảng Ngãi và dân các tỉnh hết sức bênh vực ông ta, cho nên cũng chẳng làm hại ông được, chỉ đuổi ông ta đi mà thôi.

Đây nói lược qua một hai điều cho các Ngài nghe, chứ tôi kể hết cái sử Tàu và Việt Nam thì mấy ngày không hết.

(còn nữa)

Các phần  [ 1 ] [ 2a ] [ 2b ] [ 3 ] [ 4 ] [ 5 ] [ 6 ] [ 7 ] [ 8 ] [ 9 ] [ 10 ]

Quân Trị Chủ Nghĩa và Dân Trị Chủ Nghĩa – 5

(Diễn văn của cụ Phan Chu Trinh)

(tiếp)

Cái quân chủ lợi hại thế nào?

Vậy bây giờ ta tóm lại để coi cái lợi hại về quân chủ như thế nào, thì ta thấy bất câu là Á là Âu, ở xứ nào, dân tộc nào mà lập thành nước để đến bây giờ, là đều nhờ những anh hùng hào kiệt đời xưa, họ ra cầm đầu cho dân, ngoài thì đối phó với các dân tộc khác, trong thì sửa sang lại việc hòa bình trong nước. Những cái công đức của các ông đó ta cũng nên khen ngợi, đáng ghi nhớ, chớ không phải không. Còn có dòng dân, trước còn đứng được, sau lại không có anh hùng hào kiệt đứng ra chống chỏi, thì lại bị nước khác nuốt mất. Xem như vậy thì cái lợi của quân chủ thời thượng cổ quý không gì bằng. Tuy các ông cũng có mưu về lợi riêng, nhưng chúng ta cũng có thể tha thứ được. Còn cũng có một cái dịp dùng cái quyền quân chủ rất tốt, như nước Nhật nước Xiêm, khi người Âu Châu mới qua thì dân còn ngơ ngác không biết gì, thế mà nhờ trên có vua anh hùng, dưới có các quan tài trí, đem đường chỉ lối cho dân tấn tới lại càng mau. Vậy thì đó cũng là một sự hay. Còn từ chỗ sắp sau, chỗ nào dân không thế nhờ được dịp đó thì cái quân chủ là một đồ vô dụng.

Ta xem bên Tàu 30 năm trước, vua Quang Tự đã hạ chiếu duy tân, vì có một người thiếp của cha mê trai, tham của, không chịu thay đổi chính trị, chẳng những làm cho dòng vua Mãn Châu mất, mà làm cho Tàu đến nay còn khốn đốn. Vua Cao Ly, bên vợ thì duy tân, bên cha thì thủ cựu, đanh nhau mãi, giết nhau mãi, rút lại cha mẹ thì ở tù, vợ bị giết, mình thì hai tay bưng nước dâng cho Nhật, rồi bị cách chức.

Nhắc qua dến ông vua nước ta là ông Tự Đức mà đến bây giờ mấy ông quan già và mấy ông đồ già còn ca tụng là “Thánh Quân”, khi người Tây mới qua, quan binh thì cũng có như ông Nguyễn Tri Phương, như ông Võ Trọng Bình xin đánh, mà nói có muốn đánh thì phải xuất tiền đi ngoại quốc mua sống ống về mói có thể đánh được. Nhưng mà ông vua ấy có tính thương tiền tiếc bạc, cứ muốn chôn dưới đất, chẳng muốn đem mua cái gì cả, ông trả lời với quan binh rằng: “Các anh muốn đánh thì đánh, nhưng mà nếu các anh đánh không hơn thì các anh để mẹ con trẫm ở đâu?” Làm ép cho mấy quan võ như Võ Trọng Bình bỏ về, còn ông Nguyễn Tri Phương để cho Tây bắt, rồi không ăn mà chết. Cũng có người học thức như ông Nguyễn Trường Tộ, khuyên vua dạo qua bên Tây, xem xét cái văn minh của họ rồi cho người qua học, các quan văn cũng có nhiều người xin thế, mà ông vua trả lời rằng: “Nhật nó là dòng Mọi, Xiêm nó là dòng Mọi; Mọi thì nó học với Mọi được, chớ như ta con thần cháu thánh, lẽ nào lại đi học với Mọi hay sao?”

Thôi! Tôi không đoán cái hay cái dở của ông vua đó, để các Ngài nghe rồi các Ngài sẽ đoán xét các ông vua đó là ông vua gì. Mẹ con ông chết thì có chỗ chôn, còn mẹ con hai mươi triệu bơ vơ đến bây giờ đó thì sao? Bọn mà ông cho là mọi rợ thì bây giờ nó đã tấn tới hết cả. Hai mươi triệu khi xưa không đến mọi rợ mà bây giờ chẳng những hóa ra mọi rợ, mà lại hóa ra tôi đòi hèn hạ nữa!

(còn nữa)

Các phần  [ 1 ] [ 2a ] [ 2b ] [ 3 ] [ 4 ] [ 5 ] [ 6 ] [ 7 ] [ 8 ] [ 9 ] [ 10 ]

Quân Trị Chủ Nghĩa và Dân Trị Chủ Nghĩa – 4

(Diễn văn của cụ Phan Chu Trinh)

(tiếp)

Cách chuyên chế Á Đông khéo hơn Âu châu thế nào?

Vua Âu châu ở xứ thượng võ, cho nên làm gì cũng hung hăng mà ngay thật, cho đến sự độc ác cũng vậy. Lúc muốn đè nén dân thì phải thông đồng với Giáo Hội, bày đặt ra nói ông vua này là ông Thần Trời, thay mặt cho Thần Trời, hay Thần Trời hóa thành ra; nghĩa là ông vua không phải một loài với dân thì dân đen tôn kính ông vua. Nhưng mà những lời lẽ đó là cạn cùng giả dối, chỉ có phỉnh dân ngu được một lúc mà thôi, cho nên sau rồi ở Âu châu cái dân quyền càng mạnh chừng nào thì quân quyền càng xếp lại chừng ấy. Vua Á Đông thì họ không làm như thế. Họ lựa ở trong lời nói của ông Khổng ông Mạnh, hoặc ở trong sách cổ có câu nói có nhiều ý nghĩa để họ dựa vào đó; họ lập ra pháp luật để bó buộc cai trị dân; cái ngôi vua thì gọi là con Trời, nhưng họ cứ xưng họ là người, chẳng những họ không đứng ra cái ngoài hàng bà con của dân mà họ lại đứng vào cái hàng thân thiết của dân, như là ta nói “quân, sư,phụ”, lại thường nói “vua, cha, chồng”. Dù ở chốn hương thôn dốt nát không biết ông vua thế nào, nhưng mà họ thấy đứng vào hàng cha, thầy, chồng thì họ cũng đứng vào đám thân thiết. Dân ngu thì họ cứ kính cứ yêu, chớ họ có biết đâu đến hồi giận của ông vua thì ông giết cả ba họ người ta, chớ có khi nào làm hại làm ác như thế. Còn khi cha mẹ đẻ ta ra, thì đói, no, sống, chết, thế nào cũng ở trong tay cha mẹ ta, nào ông vua có biết đến đâu. Thế mà đến tuổi ta lồng lộng lớn lên thì đánh một tiếng là “Tôi là con vua”. Ông vua muốn cho sống thì được sống, ông vua muốn cho chết thì phải chết, ta không có thể chối cãi lại được, là nghĩa lý gì?

Dân bên Âu châu thượng võ, cho nên dòng quý tộc chư hầu phải có võ công mới lên được, mà đã lên thì khó mất lắm. Còn bên Á Đông này, cái cánh quý tộc lại chuộng thi văn, mà trong thi văn đó ai đậu mới được làm quan, ai không đậu thì thôi, bên quan võ thì hồi có giặc hay là hồi khai quốc mới có người tài thật, kỳ dư thì võ chức chỉ là để thưởng cho những người dốt nát. Thí dụ như một người đi lính từ 20 tuổi đến 50 tuổi, thì thế nào cũng lên được chức Lãnh binh, Đề đốc hưởng được cái mùi phú quý ít năm, nghĩa là mình ăn ở miễn sao cho người ta đừng ghét là được. Ấy là cái mưu quân chủ rèn tập cái trí dân ở Á Đông làm cho khờ khĩnh. Ta thí dụ nước ta đã mất nước mấy mươi năm rồi, mà đến kỳ thi ai cũng khí khủm lo cho đậu được một chút mới thôi. Hễ đậu được thì cho là mồ mả ông cha có phúc. Còn người có thế hay có tiền thì cũng vác đi lo làm quan, cũng kiếm một cái hư hàm. Chừng chúng ta đi ra Hà Nội, ra Huế, ta thấy những bọn mang thẻ bài ngà nó đi đụng đầu với nhau, còn một bọn thì đang vác tiền đi lo, thì ta cho là bọn điên cuồng ngu dại, ta không biết cái óc chúng nó ra thế nào, nhưng mà ta biết rằng cái giống đó là giống đã gieo mầm từ các đời vua trước đã mấy nghìn năm rồi.

Nói tóm lại cách chuyên chế ở Á Đông này tôn lên mấy lời tà thuyết, như là câu “lọt lòng mẹ ra đã phải chịu cái nghĩa vua tôi”. Nhưng mà ta có biết rằng “quân thần dĩ nghĩa hiệp” là nghĩa làm sao? Vậy cho nên có người họ chán, họ bỏ đi ẩn thì bọn chuyên chế nó lại lập ra cái luật “hữu bất tài di quân dụng” nghĩa là có tài mà không cho vua dùng, nó lập ra cái luật “yêu quân”, nghĩa là nũng vua, để mà phạt bọn người ấy. Nó sợ rằng dân biết chính trị nhiều thì dân nổi lên cách mạng, cho nên nó cấm học trò và dân không được nói đến chính trị. Hết thảy những chuyên chế đó, nghĩa là họ bảo dân rằng: “Mày muốn làm gì thì làm, nhưng đừng động đến cái ngôi vua của con cháu tao”.

Có hay đâu giữ khéo thì dân trong nước không động đến ngôi vua của con cháu họ thật, nhưng mà ngoại quốc đến lấy thì dễ như chơi, bởi vì dân nó ngu! Nó không biết nước là cái gì cả. Ta cứ thử xem cái gương nhà Tống trước thì mất với Liêu, rồi sau mất với Kim, rồi sau mất với Mông Cổ. Còn nhà Minh thì mất với Mãn Châu, Cao Ly thì mất với Nhật, Việt Nam thì mất vói Tây.

Thương hại thay cho hai nghìn năm các nhà vua chẳng ngó chi đến lợi hại dân tộc, chỉ li tính toán để đè nén cái trí dân, để giữ chặt cái chìa khóa tủ sắt ngôi Thiên Tử cho con cháu mình. Nhưng mà có hay đâu, dân đã ngu thì nước phải yếu, vua quan lại ngênh ngang tham nhũng nữa, như thế tất loạn, loạn thì ngôi vua mất. Nếu dân ngu quá, yếu quá không đủ dấy loạn được, thì các nước khác nó tràn vào, ấy là lẽ tự nhiên, làm gì thế nào cũng không khỏi mất. Cho nên xưa nay cái ngôi vua thay đổi luôn, cũng như cái ghế hạng nhất ở rạp hát vậy.

(còn nữa)

Các phần  [ 1 ] [ 2a ] [ 2b ] [ 3 ] [ 4 ] [ 5 ] [ 6 ] [ 7 ] [ 8 ] [ 9 ] [ 10 ]

Lịch sử xưa không cũ

Nhân vụ người Tàu đang bành trướng ra biển Đông với việc xác lập hệ thống hành chính, quân sự trên các quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa mà chúng đã cướp được từ tay Việt Nam, rất nhiều cuộc biểu tình, phải đối của người Việt đã nổ ra khắp nơi. Sự việc này cũng đặt ra một thách thức to lớn cho dân tộc ta vào đầu thế kỷ 21 này. Việc đánh giá, nhìn nhận và vạch ra đường đi nước bước về lâu về dài đòi hỏi có cái nhìn sâu rộng, vượt lên những kích động nhất thời. Những bài học lịch sử của nước ta và các nước khác góp ích một phần trong đó. Nhân đây tôi xin giới thiệu một bài viết về kinh nghiệm thành công của Nhật Bản hồi thế kỷ 19:

Phản ứng của Nhật hồi thế kỷ 19 trước hiểm họa ngọai xâm

trên blog No-Mind. Còn bài học rút ra từ những thất bại của Việt Nam trong cùng hoàn cảnh lịch sử thì lại quá nhiều! (Tuy nhiên các phong trào canh tân cải tổ của nước ta sau đó lại khác). Trên cùng blog đã nêu còn có bài viết

Học hỏi từ Nhật_Ngòai biểu tình ta còn làm được gì?

với nhiều gợi mở cho việc giúp đất nước dần dà trở nên văn minh hơn và phồn thịnh hơn”, được xem là quan trọng hơn và sẽ có ảnh hưởng mạnh mẽ hơn đến việc chống trả sự xâm lăng của người Tàu.

Nếu có góp ý gì về hai bài viết trên, mời bạn đọc vui lòng viết vào blog No-Mind đó.

Quân Trị Chủ Nghĩa và Dân Trị Chủ Nghĩa – 3

(Diễn văn của cụ Phan Chu Trinh)

(tiếp)

Về cái thời này tôi mới cắt nghĩa cái quân trị chủ nghĩa tức là nhân trị chủ nghĩa

Ông Tần Thủy Hoàng khi mới lên làm vua thì ông làm cái gì? Ông đặt ông là ông vua đầu; ông truyền cho đến muôn nghìn đời sau; ông sợ dân khôn nên ông đốt sách; ông sợ học trò chống cãi lại nên chôn sống học trò; sợ để gươm giáo trong dân gian nhiều thì dân nó nổi giặc; nên ông phá ra đúc làm tượng để chơi! Phá mấy cái thành cao, lấp mấy cái ao sâu, không cho dân dựa đó mà chống lại nước nhà. Lại tin cái câu sấm “Vong Tần dã Hồ” mà bắt cả dân gian già trẻ đi đắp Vạn Lý Trường Thành, khổ não biết bao nhiêu. Cái mối loạn phát ra từ đó.

Ông làm như thế thì ông tưởng có cái gì mà sợ nữa. Ông làm ra cái cung điện A Phòng, bỏ vài ba nghìn con gái đẹp vào để chơi. Ông làm ra cái lăng Ly Sơn dài ba bốn dặm, có đàng cách đạo, trùng thành; còn nhiều cái sang đẹp nữa. Ông lấy chữ “Trẫm” để cho một mình ông Hoàng Đế xưng mà thôi.

Đời xưng hễ xưng “hoàng” là “hoàng”, xưng “đế” là “đế”, khi trước đạo Nho lấy “vương” là quý, ông chỉ phong cho đầy tớ mà thôi.

Sung sướng đặng bao nhiêu, chưa đầy 13 năm đã bị thằng Triệu Cao nó giết, rồi thiên hạ lại vào tay nhà Hán, quân chủ lại vào tay nhà chuyên chế khác nữa.

Đó! Xin các ngài nghe rõ một khúc này nữa. Nay những ông Nho học ở nước ta, các ông yêu mến đạo Nho mà các ông ghét nhà Tần biết bao nhiêu; vì các ông thấy nhà Tần bội đạo Nho. Nhưng mà vua của các ông có xấu thế nào các ông cũng cứ vì với vua Nghiêu, Thuấn, Võ, Thang, Văn, Võ chớ không khi nào các ông ví với vua Tần. Như mà các anh em thử nghĩ, vua mà xưng “Trẫm” là theo đạo Nho hay là theo Tần? Vua mà xưng là “Hoàng Đế” thì theo đâu! Vua mà có luật giết ba họ người thì có phải theo họ Tần không? Vậy mà ông vua nói mình theo đạo Nho; tự ông nói vậy là phải; các quan nịnh theo vua thì nói theo cũng phải đi, bọn đó không kể; còn các ông đồ già cũng rán gân cổ lên mà cãi rằng:

Vua mình theo đạo Nho!
Triều đình mình theo đạo Nho!
Nước nhà mình theo đạo Nho!
Dân mình theo đạo Nho!
Vậy thì đạo Nho ở đâu?

Do nhà Hán đến nhà Đường, do nhà Đường đến nhà Tống, do nhà Tống đến nhà Nguyên, do nhà Nguyên đến nhà Minh, do nhà Minh đến nhà Thanh, nghĩa là trong độ 2.200 năm đó, cách chịnh trị nhà Hán cũng không có gì rộng rãi công bình; nhưng Hán còn hơn Đường, Đường cũng còn hơn Tống, Tống cũng còn hơn Nguyên, Nguyên cũng còn hơn Minh, Minh cũng còn hơn Thanh. Xét cho cái lịch sử quân chủ ở Á Đông này thì chúng ta biết rằng từ Tần Thủy Hoàng về sau, các nước nói theo đạo Nho đó kỳ thật trong nước không có thi hành một chút đạo Nho nào, chỉ còn sót lại một hai điều ở trong gia đình mà thôi. Kỳ dư là những điều mấy ông vua chuyên chế dựa vào đạo Nho để đè nén dân.

(còn nữa)

Các phần  [ 1 ] [ 2a ] [ 2b ] [ 3 ] [ 4 ] [ 5 ] [ 6 ] [ 7 ] [ 8 ] [ 9 ] [ 10 ]

Một số beamer themes

Chào mọi người,

Beamer gần đây trở nên thật sự phổ biến vì sự đa dạng của các kiểu mẫu trình bày ( hay còn gọi là theme). Một phần lớn là nhờ beamer có các file định dạng kiểu mẫu (innertheme, outertheme,…), cũng giống như css style files của các trang web, chỉ cần thay đổi một vài câu lệnh là mình lại có một kiểu mới. Nếu bạn có nhiều thời gian, đọc và hiểu beamer manual sẽ rất thú vị và sẽ giúp bạn dễ dàng tạo ra các themes theo sở thích của riêng mình. Tuy nhiên, beamer cũng có rất nhiều themes có sẵn. Dự muốn liệt kê ra trong bài viết này một trang web giúp bạn trong sự chọn theme cho riêng mình trong bước đầu làm quen với beamer.

Các themes có sẵn ở đây (các theme dược cài sẵn trong package Beamer của Tex)

Và đây là một số themes khác mà Dự biết : Sylvain Bourevet, NCSU (click vào 02propositional.pdf để xem theme), NTNU (unofficial)

Xin bạn bổ sung thêm theme nếu bạn có.

Dự

Kiếm chân giáo sư sau sau tiến sĩ 1/4

[ 1 ] [ 2 ] [ 3 ] [ 4 ]

Sau thời gian (2-3 năm) làm sau-tiến-sĩ (visiting professor, research associate …) đến lúc bạn lại lóc cóc (hoặc lạch cạch gõ máy tính) đi tìm việc mới. Thông thường là bạn tìm vị trí tenure-track assistant professor. Đây là tôi nói một cách đi đứng trong môi trường học thuật, giáo dục mà thôi; tất nhiên thì bạn cũng có thể tìm việc trong các công ty, hay làm thêm một lần postdoc nữa. Tự do, ai cấm bạn được chứ.

Cách tìm trường, viết thư từ, giấy tờ, gửi đơn … cũng giông giống như hồi kiếm việc sau tiến sĩ vậy. Hết chuyện.

(Ngày 2.1.2008 có chút hứng đầu năm nên muốn viết một ít để nối lại cái hứng bị cắt cụt của Dr. PVT)

Vài điều lưu ý trước hết:

Kiếm việc để Sống, chứ không phải để thoi thóp

1- Làm hết sức mình-mình và hết sức người

2- Trong thời gian làm postdoc phải cày cật lực để lúc này mình kiếm được việc xứng công sức, mồ hôi đổ ra

3- Nếu ngồi ì một chỗ mà mơ kiếm được công ăn việc làm ngon lành, vợ đẹp, con ngoan thì … còn lâu (ui … hai món sau hơi trật đề, nhưng về nguyên tắc cũng dzậy)

Giải thích điều dễ dễ trước (không thôi bà con kêu mình thích nói dóc trừu tượng)

2- Kể chuyện không cổ tích: Lúc nhận được việc postdoc, lúc đó vẫn chưa ra trường, một phần vì yên tâm, một phần vì mệt mỏi, một phần vì phải tập trung viết luận văn, nên mình làm toán cũng không đuọc hăng như trước. Sau vài lần thì ông thầy thấy được quở rằng: “Sao dạo này anh lười vậy! Đâu phải kiếm được việc postdoc là thôi làm việc đâu.” Nghe có quê độ không.

Làm posdoc giống như làm đầy tớ cho chính-mình-trong-tuơng-lai. Ngày mai mình thành công, kiếm được vị trí giáo sư ngon lành là do công sức mình bỏ ra trong thời gian ngắn ngủi làm postdoc. (Làm postdoc còn rèn luyện mình nhiều thứ khác, nhưng tôi không kể ra đây, mà chỉ nói về chuyện công ăn việc làm mà thôi). Cho nên thời gian làm postdoc không phải là kỳ nghỉ hè sau thời gian học, làm tiến sĩ mệt mỏi. Áp lực về nghiên cứu rất cao nên ta cứ phải cắm cúi mà cày thôi. Các bạn bè đồng nghiệp của tôi đều cày tối tăm mặt mũi như vậy (hừ … chả có ma nào dư giờ viết blog như mình cả). Tuy nhiên không có nghĩa là mình chỉ lo công việc mà bỏ đi mấy chuyện khác quan trọng của đời người 🙂

( Viết tiếp ngày 10.6.2008 )

1- Làm hết sức mình-mình và hết sức người
a. Hết sức mình: Dĩ nhiên.
b. Hết sức mình-mình:
+ Mình quá khứ: Các mối quan hệ xưa, tiếp tục duy trì và củng cố. Đi hội nghị gặp gỡ, bàn thảo, tranh luận hay … đi ăn uống, ăn tiệc.
+ Mình tuơng lai: Làm quen các đồng nghiệp mới, học hỏi, hỏi han trò chuyện. Đi càng nhiều hội nghị càng tốt, dù rằng hiện tại thấy lười và cho rằng không cần thiết. Trước hết đây là hoạt động chuyên ngành của một nhà khoa học cần phải có, và trong lý lịch (curriculum vita) của bạn nhìn đàng hoàng. Thứ đến các trao đổi, quan hệ sẽ giúp bạn có nhiều lựa chọn khi gứi đơn tìm việc, và nhìn xa hơn là trong sự nghiệp của bạn.
c. Hết sức người: Hỏi han kinh nghiệm, nhờ giúp lời khuyên, nhờ viết thư giới thiệu, với bạn thân có thể thông báo họ biết, nếu họ chịu nghe, tiến trình gửi đơn kiếm việc của mình. Nhiều khi họ tự động giúp mình.

Chú ý tất cả đều dựa trên nền tảng tình bạn bè, quen biết đồng nghiệp, thẳng thắn, rõ ràng, không mờ ám, không nịnh nọt, van xin.

3- Chủ động đi tìm việc, đừng bao giờ có ý nghĩ là “ta giỏi thì chắc chắn tìm được việc tốt, cần gì phải đi quảng cáo”, hay là “sức ta chỉ có chừng đó, vô trường nhỏ này cũng được”, hay là “mấy trường kia lớn quá, mình không có cơ hội”. Cách nghĩ thứ nhất: “Lầm”, trên đời biết bao nhiêu người tài giỏi, bạn phải cạnh tranh với họ để được việc làm tốt. Nếu bạn không năng động thì bạn dùng cái giỏi của mình để cạnh tranh với những người dở hơn mình hay sao? Lại nữa, có chắc là bạn giỏi như bạn tuởg hay không? Hai cách nghĩ sau thì chưa biết sức bạn ra sao, các trường kia lớn mức nào, nhưng cách nghĩ như vậy đã quá hại cho cá tính của bạn rồi.

Giải thích câu in đậm nghe rất là đao to búa lớn: Nghĩ về sự nghiệp và gia đình, những thuận lợi do tìm được chỗ làm xứng đáng, cần vươn lên, chứ không chấp nhận những gì chỉ là tàm tạm, tàm tạm. Đây thật ra không phải là lời giải thích, nhưng tôi nghĩ nó quá rõ.

(còn tiếp)

Quân Trị Chủ Nghĩa và Dân Trị Chủ Nghĩa – 2b

(Diễn văn của cụ Phan Chu Trinh)

(tiếp)

Nói về cái lịch sử quân trị chủ nghĩa (tt)

Từ đó vua Võ nối vua Thuấn, truyền ngôi cho con trị những nước chư hầu lớn mà cứng đầu nhất, nghĩa là nó muốn giành ngôi Thiên Tử: như là đời ông Võ thì giết ông Phòng Phong, đời ông Khải thì giết Hữu Hồ, đời ông Thiếu Khang thì giết Hậu Nghệ ở nước Hữu Cùng. Ấy là tôi tạm đặt đó là cái thời kỳ thứ hai của Thiên Tử.

Từ đó về sau dến 400 năm, đến đời ông Kiệt. Ông Kiệt thì tôi không cần nói những cái lỗi của ông ấy ra, các Ngài cũng đã hiểu rồi. Đến khi đó thì các nước chư hầu nhỏ nhất làm đầu, mà đánh đuổi ông Kiệt đi, rồi thay vào ngôi Thiên Tử. Cái việc mấy nghìn năm rồi, có thật hay không, không biết, nhưng mà tôi cũng thuật lại cho mà nghe. Khi ông Thang được chư hầu cử lên làm Thiên Tử, thì ông cáo với dân và các nước chư hầu rằng: “Ông lấy cái sự đuổi vua Kiệt đó làm thẹn, nhưng vì ông muốn cứu dân nên phải làm”. Tuy ông nói thế nhưng chư hầu vẫn cứ tôn ông lên ngôi Thiên Tử. Ấy là cái oai quyền Thiên Tử tấn tới bước thứ ba.

Từ sau con cháu ông đến sáu bảy vua giỏi nối nhau làm vua, truyền đến 600 năm. Đến đời ông Trụ dân không phục nữa mới mất nước. Hồi ấy dân ông Trụ ba phần thì đã hai phần phục theo ông Văn Vương rồi, thế mà ông Văn Vương cũng không chịu đuổi Trụ, đến đời con ông Văn Vương là ông Võ Vương mới giết ông Trụ mà lên làm vua. Đến hồi đó thì sự đánh dẹp, thấy luyện tập cũng đã gớm ghê lắm rồi, thấy quân lệnh cũng nghiêm trang, binh giáp cũng dữ dội, cũng lấy giết người chảy máu làm nhiều danh giá, nếu giết được tướng giặc thì cũng chặt đầu bêu lên, cũng làm cách dã man như lối bây giờ vậy. Cho nên ông Khổng khen ông Văn Vương là chí đức, chê ông Võ Vương là vị tận thiện là thế.

Từ ông Võ đến đây là hơn một nghìn năm, ông tức là vua đầu nhà Hạ. Khi ông lên làm vua thì dưới quyền ông còn hơn một vạn nước; đến hồi vua Thang nhà Thương đuổi vua Kiệt, thì còn mấy nước chư hầu sử không thấy nói. Đến đời ông Võ Vương nhà Chu đánh ông Trụ thì thấy chư hầu không hẹn mà tới hội được 800 nước.Vậy thì không độ một nghìn năm thì tuyệt mất hơn 9000 nước. Đời ông Võ Vương thì oai quyền lắm, nên có thể nói rằng đến đời này thì cái oai quyền Thiên Tử tấn tới bước thứ tư.

Bây giờ tôi xin nói tóm lại: Khổng, Mạnh và Nghiêu, Thuấn, Võ, Thang, Văn, Võ tức là những ông đã làm ra cái gương để cho các vua đời sau gọi là Nho Giáo. Ta phải xem xét các thời thế phong tục của các vua đời sau so lại với Nho Giáo thì có giống chút nào không?

Từ sau Võ Vương giết vua Trụ, dân đã không phục, duy có đời vua Văn, vua Võ, vua Thành, vua Khang thì dân phục mà chư hầu cũng phục. Đến đời vua U vua Lệ thì dân nổi lên giết các vua ấy, rồi ngôi Thiên Tử của nhà Chu từ đó mất theo. Một đoạn lịch sử tốt đẹp của Tàu từ Nghiêu Thuấn cho đến Văn, Võ, thật như là cái khí mùa xuân, như là ánh sáng mặt trời êm ái, ai thấy không khen ngợi, ai thấy không ước ao. Vậy cho nên Đức Khổng, Thầy Mạnh nhân đó mà lập ra cái đạo để bình trị thiên hạ thì cũng phải lắm.

Lạ thay cho đến đời Xuân Thu là nữa đời Chu thì năm nước Bá ra, chẳng cần gì đạo đức nhân nghĩa như trước cả, chỉ lấy cái giả dối thay nhau, còn Thiên Tử chỉ để lấy cái huy hiệu mà thôi. Từ lúc đó rồi thì còn lưu được 300 nước; hơn một trăm năm nữa rồi chỉ còn bảy nước; không đầy một trăm năm nữa thì rút lại thống nhất về nhà Tần.

(còn nữa)

Các phần  [ 1 ] [ 2a ] [ 2b ] [ 3 ] [ 4 ] [ 5 ] [ 6 ] [ 7 ] [ 8 ] [ 9 ] [ 10 ]

Quân Trị Chủ Nghĩa và Dân Trị Chủ Nghĩa – 2a

(Diễn văn của cụ Phan Chu Trinh)

(tiếp)

Nói về cái lịch sử quân trị chủ nghĩa

Cuộc quân chủ đến ngày nay thì cũng như một cái hoa tàn lá héo phất phơ trong đời bây giờ.

Xem như trong cõi Á Đông này, không kể những ông vua mất nước rồi mà những nước mạnh họ chỉ để làm con nộm, con bồ nhìn để đè dân bản xứ, thì chí có vua Xiêm và vua Nhật đủ quyền phép đáng xưng là Ông Vua mà thôi. Âu châu bây giờ dân chủ đã đến 14 nước mà quân chỉ chỉ sót lại có 12 nước. Còn bên Mỹ châu thì chẳng còn nước nào quân chủ. Vậy thì ta có thể nói rằng: trong trái đất này chỉ có 8.000 [sic] triệu người, mà số dân có vua thì không được một phần trong số mười.

Vẻ vang thay cái oai quyền dân chủ! Gớm ghê thay cái dục vọng của quân chủ! Đang hồi thượng cổ, trung cổ, dân chúng còn hèn yếu ngu dốt, cho nên bất câu loài dân cũng phải có cái quyền quân chủ để bao bọc cho dân, dạy dỗ cho dân, che chở cho dân; đang cái thời đó thì quân chủ thật là một vị thuốc hay cho loài người hồi đó.

Khốn nạn thay cái tính loài người; thấy người ta tôn trọng mình bao nhiêu thì mình lại thêm kiêu hãnh bấy nhiêu; thấy người ta kính nể mình bao nhiêu thì mình lại càng tự thần tự thánh bấy nhiêu; thấy người ta chiều chuộng mình thì mình lại muốn ngồi lên đầu người ta! Không những thế lại muốn truyền cho con cháu từ đời này qua đời khác, như cái gia tài riêng của mình. Đất muốn cho ai thì cho như là bán ruộng, còn dân thì làm như bọn mọi vậy.
Ta cứ xem từ xưa đến nay, bất cứ vua nào, hễ cướp đước lên làm vua thì tìm đủ cách để truyền cho con cháu cho lâu dài, mà rốt cuộc lại họ nào lâu lắm là ba trăm năm, còn mấy họ vắn thì năm mười năm thôi. Cái cuộc đó thì ở Á ở Âu gì cũng thế cả. Nhưng mà ở Âu Châu thì đến thế kỷ mười bảy, mười tám, các bậc hiền triết ra xướng lên cái chủ nghĩa dân quyền. Mấy ông vua nào hung dữ chuyên chế, phản đối lại cái phong trào dân chủ thì bị nhào cả; còn anh nào điều hòa với dân thì còn ngắc ngoải đến bây giờ.

Về vấn đề này thì tôi cốt chỉ cho rõ cái quân trị chủ nghĩa bên Á Đông này thật không phải là gốc tự Nho Giáo. Tôi xin chỉ vẽ rõ ràng cái tư tưởng sai lầm từ xưa dến nay cho anh chị em đều hiểu.

Cứ theo các ông triết học Âu Châu bàn về lịch sử nhân loại: kể từ loài người mới sinh, rồi làm sao có gia trưởng, làm sao có tù trưởng, làm sao rồi thành vua thành chúa; cứ nói như thế thì mất hết thì giờ, mà các Ngài nghe cũng vô ích. Vậy nên tôi cứ sử Tàu mà cắt nghĩa để các Ngài dễ hiểu hơn.

Tàu thì tôi nói từ vua Hoàng Đế là một ông vua mạnh nhất ở Tàu. Từ núi Côn Lôn (phía Tây nước Tàu) tràn xuống phia Bắc Tàu, rồi đánh với dân bản xứ Tàu là dân Hữu Miêu ở miền Dương Tử Giang, giết được tướng nó là Xuy Vưu; ông ta thật là một ông vua lớn của nước Tàu. Nhưng vậy mà đến khi ông Khổng Tử làm sách, ngài không muốn để tên ông Hoàng Đế đầu, vì ống thấy thượng bình thượng võ lắm. Ngài chỉ chép từ vua Nghiêu vua Thuấn mà thôi. Vì hai ông vua ấy không có lòng gì muốn làm vua hết, chỉ vì bị các nước chư hầu bắt buộc, họ bầu cử lên mà thôi, cũng nối nghiệp ông Hoàng Đế mà đi đánh Hữu Miêu, nhưng trong một tháng không được thì rút binh về để lo sửa việc học hành, dạy dỗ dân mà thôi.

Đời đó thì bày ra những là dạy dân có ngũ luân, làm lịch có ngày tháng thì giờ, cho tiện người làm ruộng, đặt ra cân ra thước, ra lường để cho tiện việc dân buôn bán, bày ra có áo xiêm, có lễ phục v.v… còn nhiều thứ nữa tôi không có kể ra đây cho hết được. Đây các Ngài nghe cho rõ: cái dân tộc Á Đông mà có Nho Giáo ra là từ hai ông. Nên ông Khổng xưng là “tổ thuật Nghiêu Thuấn”. Thầy Mạnh nói cũng chỉ khuyên Nghiêu Thuấn. Mà bây giờ nước ta có học một hai chữ Tàu, hễ mở miệng ra là nói đạo Nho cũng vì cái lịch sử lờ mờ đó.

Đây tôi xin nhắc lại cái đời Nghiêu Thuấn, lúc đó thế nào nhỉ? Cái đời đó vua Nghiêu vua Thuấn chẳng qua là một anh thủ lĩnh của đám tù trưởng ở trong dân tộc Trung Hoa hồi đó mà thôi.

Cứ theo cái dấu tích lịch sử mà suy, thì lúc đó chư hầu nước Tàu có ít cũng đến mười lăm ngàn nước; về sau trong hai trăm năm rồi vua Võ hội chư hầu ở Đồ Sơn còn lại một vạn nước, theo số đó, thời đó thì không sai sút mấy. Vậy thì cái nghi vệ và cái quyền lợi của Thiên Tử hồi đó thế nào? Thiên Tử cũng chỉ ở trong một nước nhỏ như các nước chư hầu vậy thôi, chỉ có lập ra triều nghi để các chư hầu triều cống. Cái quyền to nhất là cái quyền được tế trời đất, còn chư hầu chỉ được tế những núi những sông ở xứ mình mà thôi. Thiên Tử có đi xem xét ở các nước chư hầu thì chư hầu phải đón rước, Thiên Tử được cử người lên làm quan, có tội thì phạt, có công thì cũng được phong làm chư hầu.

Vậy thì nói lược qua đó, anh chị em đủ biết ông Thiên Tử cũng giống như ông Tổng Lý Hội Vạn Quốc đời nay. Chỉ có được lễ triều cống, được cầm quyền chinh phạt, là theo cái số nhiều chư hầu mà phạt nước này mà thưởng nước kia.

Thương hại thay các ông học chữ Tàu, nghe nói đến cái tên Nghiêu Thuấn thì các ông tưởng là nhà Ngũ Phụng Lâu, cỡi xe long xa, tưởng là cũng ra vào hò hét như các vua ta bây giờ. Nhưng mà có ai đọc địa dư hay là có đi du lịch dến chốn Bình Dương Bồ Bản, thì mới biết rằng cái kinh đô của hai Ngài bằng hai cái thành con bây giờ, nghĩa là không đầy hai ba dặm vuông.

(còn nữa)

Các phần  [ 1 ] [ 2a ] [ 2b ] [ 3 ] [ 4 ] [ 5 ] [ 6 ] [ 7 ] [ 8 ] [ 9 ] [ 10 ]

Vài nguyên tắc trừu tượng trong tranh luận lành mạnh, không đổ máu

Dưới đây là vài nhận định của bản thân về việc tranh luận.

  1. Bạn luôn là kẻ chiến thắng
  2. Bạn là người mở đầu và kết thúc cuộc tranh luận
  3. Những điều bạn nói luôn đúng, chúng chỉ sai khi bạn thấy chúng sai
  4. Vừa nói, vừa đọc sách, vừa làm ruộng
  5. Tranh luận cho đến khi nhức đầu hay đầu óc trống rỗng
  6. Người tranh luận với bạn luôn có lý
  7. Cuộc tranh luận chưa thôi khi mọi người đã ngừng nói
  8. Dầu không tranh cãi về những điều bên ngoài cuộc tranh luận, cũng không để chúng thoát khỏi tầm nhìn của bạn
  9. Hãy lấy đó làm mừng khi bạn biết mình đã nói sai, hoặc nói ấp úng, hoặc không có gì để nói, hoặc bị chính mình hay người khác tát vào mặt
  10. Cám ơn người tranh luận

Hoàng Thạch Luân
Ngày quay lại vung tay vung chân sau bốn tháng không rảnh tay rảnh chân

Quân Trị Chủ Nghĩa và Dân Trị Chủ Nghĩa – 1

(Diễn văn của cụ Phan Chu Trinh)(*)

Thưa các anh em, chị em, đồng bào!

Từ khi tôi biết cái học mới tới bây giờ, thì trong trí tôi bực tức, ngẫm nghĩ lấy làm lạ quá. Lạ vì trong xứ Á Đông này có bốn nước đồng văn, mà đều sùng bái cái chính thể dân chủ, đều sùng thượng Nho Giáo. Vậy làm sao mà từ hồi cái văn minh bên Châu Âu tràn sang cõi Á Đông đến nay thì chỉ có người Nhật Bản bỏ ngay cái học cũ mà theo lối mới, thì sự giàu mạnh trông thấy liền trước mắt, chừng trong bơn mươi năm mươi mà đã sánh vai với liệt cường? Còn nước Xiêm ở gần bên ta, thì nó chẳng có đạo Nho gì hết, nó chỉ có đạo Phật mà thôi, mà nay nó cũng đứng vào hàng Vạn quốc bình đẳng; tại làm sao mà được như thế?

– Chẳng có sự gì thế, hễ người Anh lại nó cũng cho vào, người Pháp lại nó cũng cho vào, người Mỹ, người Đức lại nó cũng đãi tử tế, để nó học cái hay của mấy nước đó.

Chỉ chừa ra có ba nước là Tàu, nước Cao Ly và nước ta, dân thì nghèo, nước thì yếu, cái phần người dốt nát chiếm đến 80%. Còn cái gọi là thượng lưu, trung lưu, chẳng qua là trong bọn “bát cổ”(1) đã chiếm hai phần ba trong nước; thật chẳng biết cái Nho Học là gì, mà cũng nhắm mắt lại chê càn cái văn minh mới gọi là rợ! (đây là tôi nói Cao Ly và Tàu, còn Việt Nam ta để tôi nói lại sau).

Nhưng mà nay cái phong trào trong thế giới nó mãnh liệt lắm: ai thuận theo nó mà đi thì thuận buồn xuôi gió, ai không thuận theo nó thì cũng bị xô đẩy lướt đi như cỏ rác.

Vậy cho nên bọn thiếu niên Cao Ly họ đã tỉnh dậy, mới có cái hồi vận động năm 1919, làm cho Nhật Bản ngoài phải bỏ lòng hổ lang đi, mà trả cái tự do lại cho họ; nước Tàu thì có sự vận động bọn thanh niên năm 1925, làm cho liệt cường thể nào cũng lấy sự công bình mà đối xử với họ.

Khốn nạn thay cho dân tộc nước Việt nam ta, đến bây giờ trong dân tộc mà gọi là các ông Nho học tức là các ông có học được ít chữ Tàu, mà nhất là các ông đã đậu được Cử Nhân Tiến Sĩ; các ông đó tôi dám chắc rằng không hiểu Nho Giáo là gì hết; vậy mà mở miệng ra là cứ đem Nho Giáo ra để làm chỗ dựa, để bài cái văn minh kim thời, tức là cái văn minh mà các ông tuyệt nhiên không hiểu được một chút nào cả.

Còn nói về các anh thiếu niên tân học, trừ ra có đôi anh tự cái sức thông minh mà tìm kiếm ra thấy được nhiều ít, kỳ dư thì chỉ theo cách học cũ: mong kiếm được cái chức phận gì, hay là coi cho rộng để viết lách khoe khoang mà thôi. Không có ông nào chịu đem cái sự Âu Tây để so sánh lại với cái học cũ của ta, xem điều gì hay, điều gì dở cho người ta xét đoán mà tìm thấy đường tiến tới sau này.

***

Tôi xin lỗi các anh chị em đồng bào, cái đề mà tôi lựa diễn thuyết bữa nay, Quân trị chủ nghĩa (tức là nhân trị chủ nghĩa), Dân trị chủ nghĩa (tức là pháp trị chủ nghĩa), cái đề mục đó thật là lớn lao quá, không phải là sức tôi có giải quyết ra cho minh bạch được. Muốn giải quyết ra cho minh bạch thì phải tìm về Âu Á lịch sử chính trị học và chính trị triết học, mới có thể nói ra cho tinh tường được.
Các anh chị em còn lạ gì tôi: cái học về đường lịch sử chính trị Tàu thì tôi cũng hiểu được ít nhiều, còn về đường Tây học thì thật kém lắm. Nhưng mà tôi cũng ráng hết sức, đem cái việc mà tôi đã biết xin nói ra cho anh em nghe, còn cái việc gì cao xa không thấu, thì để phần ông nào hiểu hơn tôi diễn giải ra cho anh chị em rõ.

(còn nữa)

(*) Trích Phan Chu Trinh: Một chí sĩ giàu lòng nhiệt huyết (1872-1926). NXB Văn hóa-Thông tin 1998. (Vài chỗ không rõ sẽ tra cứu lại các sách khác sau. Xin lỗi người đọc trước).

(1) bát cổ: bài văn nghĩa có tám vế, thường gọi là văn bát cổ tức là những người học đi thi cử ngày xưa

Các phần  [ 1 ] [ 2a ] [ 2b ] [ 3 ] [ 4 ] [ 5 ] [ 6 ] [ 7 ] [ 8 ] [ 9 ] [ 10 ]

Trường Sa hành

Thơ Tô Thùy Yên

Trường Sa hành

Toujours il y eut cette clameur,
toujours il y eut cette fureur…
Saint John Perse
Trường Sa! Trường Sa! Đảo chuếnh choáng!
Thăm thẳm sầu vây trắng bốn bề.
Lính thú mươi người lạ sóng nước,
Đêm nằm còn tưởng đảo trôi đi.

Mùa Đông Bắc, gió miên man thổi
Khiến cả lòng ta cũng rách tưa.
Ta hỏi han, hề, Hiu Quạnh lớn
Mà Hiu Quạnh lớn vẫn làm ngơ.

Đảo hoang, vắng cả hồn ma quỷ.
Thảo mộc thời nguyên thủy lạ tên
Mỗi ngày mỗi đắp xanh rờn lạnh
Lên xác thân người mãi đứng yên.

Bốn trăm hải lý nhớ không tới.
Ta khóc cười như tự bạo hành,
Dập giận, vác khòm lưng nhẫn nhục,
Đường thân thế lỡ, cố đi nhanh.

Sóng thiên cổ khóc, biển tang chế.
Hữu hạn nào không tủi nhỏ nhoi?
Tiếc ta chẳng được bao nhiêu lệ
Nên tưởng trùng dương khóc trắng trời.

Mùa gió xoay chiều, gió khốc liệt,
Bãi Đông lở mất, bãi Tây bồi.
Đám cây bật gốc chờ tan xác,
Có hối ra đời chẳng chọn nơi?

Trong làn nước vịnh xanh lơ mộng,
Những cụm rong óng ả bập bềnh
Như những tầng buồn lay động mãi
Dưới hồn ta tịch mịch long lanh.

Mặt trời chiều rã rưng rưng biển.
Vầng khói chim đen thảng thốt quần,
Kinh động trời đất như cháy đảo.
Ta nghe chừng phỏng khắp châu thân.

Ta ngồi bên đống lửa man rợ,
Hong tóc râu, chờ chín miếng mồi,
Nghe cây dừa ngất gió trùng điệp
Suốt kiếp đau dài nỗi tả tơi.

Chú em hãy hát, hát thật lớn
Những điệu vui, bất kể điệu nào
Cho ấm bữa cơm chiều viễn xứ,
Cho mái đầu ta chớ cúi sâu.

Ai hét trong lòng ta mỗi lúc
Như người bị bức tử canh khuya,
Xé toang từng mảng đời tê điếng
Mà gửi cùng mây, đỏ thảm thê.

Ta nói với từng tinh tú một,
Hằng đêm, tất cả chuyện trong lòng.
Bãi lân tinh thức, âm u sáng.
Ta thấy đầu ta cũng sáng trưng.

Đất liền, ta gọi, nghe ta không?
Đập hoảng Vô Biên, tín hiệu trùng.
Mở, mở giùm ta khoảng cách đặc.
Con chim động giấc gào cô đơn.

Ngày. Ngày trắng chói chang như giũa.
Ánh sáng vang lừng điệu múa điên.
Mái tóc sầu nung từng sợi đỏ
Kêu dòn như tiếng nứt hoa niên.

Ôi lũ cây gầy ven bãi sụp,
Rễ bung còn gượng cuộc tồn sinh,
Gắng tươi cho đến ngày trôi ngã
Hay đến ngày bờ tái tạo xanh.

San hô mọc tủa thêm cành nhánh.
Những nỗi niềm kia cũng mãn khai.
Thời gian kết đá mốc u tịch,
Ta lấy làm bia tưởng niệm Người.

3-1974

Show me the Moebius

Bài này đăng trên bản tin của Đại Học Minnesota. Có thể coi Video trên Youtube; Bản full ở đây high resolution video.

Video from University mathematicians is a hit–more than a million so far–on YouTube

Video from University mathematicians is a hit–more than a million so far–on YouTube

Douglas Arnold
University mathematician Douglas Arnold and colleague Jonathan Rogness have a surprise hit on You Tube.

By Deane Morrison

November 30, 2007; updated December 1, 2007

A video about mathematics making a splash on YouTube? Believe it. “Moebius transformations revealed,” a visual journey through the land of 3-D geometry, has just passed the million-hit mark. And no one was more surprised than its makers, University mathematicians Douglas Arnold and Jonathan Rogness.

“We thought a few people might see it, and we’d tell our friends,” recalls Arnold, who is the director of the University’s Institute for Mathematics and Its Applications.

Set to the soothing strains of Robert Schumann’s “Scenes from Childhood,” the video shows the beauty of math by shining a spotlight on a group of mathematical operations called Moebius (yes, he’s the guy who invented the one-sided strip) transformations. In such a transformation, a simple rule governs, for example, how points on a plane will be redistributed when the plane is rotated or inverted (turned inside out).

“We wanted to show how beautiful mathematics is, and one way to get that across is visually,” says Arnold. “It’s good for people who aren’t good at math.

“We were featured [on YouTube] alongside talking cats and people charging their iPods with Gatorade. But I think people like to be challenged intellectually, too.”

The YouTube idea was born when Arnold attended a lecture on graphics and teaching by Rogness, an assistant professor of mathematics and associate director of the Institute of Technology Center for Educational Programs. Rogness suggested they do a project together, and Arnold suggested a Moebius transformation. They entered their video in the National Science Foundation’s annual Science and Engineering Visualization Challenge, where it garnered an honorable mention. And they posted it on YouTube.

A previous, more basic Moebius transformation video by Arnold also had attracted the attention of Canadian filmmaker Jean Bergeron. Bergeron used a short clip from the final version in his documentary about renowned Dutch artist Marits Cornelis Escher and Dutch mathematician Hendrik Lenstra. Lenstra used the mathematics related to Moebius transformations to guide him in completing Escher’s celebrated drawing “Print Gallery,” which features a mysterious blank spot in the middle. The key to finishing the drawing was to find the mathematical formula Escher used to twist and deform the landscape of the picture, then extend the landscape to fill in the blank.

Bergeron’s 53-minute documentary, “Achieving the Unachievable,” received its world premiere at the University November 1, drawing an audience of 700.

“Mathematics, when well presented, is something the public will respond to,” Arnold says.

A high-res, 130-MB version of the video can be downloaded from Arnold’s Web site.