Kinh không chữ

Kinh không chữ (Vũ Hoàng Linh, khoa Kinh Tế Ứng Dụng, Đại Học Minnesota)

 

Ý này viết nhân đọc một entry blog của Phương Tít.

Trong Tây du ký có đoạn thầy trò Đường Tăng khi tới được Tây Trúc bị hai vị tôn giả Anan- Ca Diếp đòi hối lộ. (Anan là học trò cưng nhất của Thích Ca khi còn ở kiếp người và cũng là họ hàng của thái tử Tất Đạt Đa). Họ không chịu hối lộ nên nhận phải kinh không chữ. Thử diễn giải xem (chắc chắn là over-interpretation, nhét giẻ vào miệng tác giả rồi nhưng đôi khi việc diễn giải như thế cũng là một cách để đầu óc đỡ lười).

Chân kinh mà không chữ thì mới đúng theo tinh thần của đạo Phật. Bởi đã là chân lý mà phải nói ra, phải viết ra, sử dụng tới ngôn ngữ để diễn tả thì chân lý đó cũng đã không còn toàn vẹn rồi (Lão Tử nói: Đạo khả đạo phi thường đạo, Phật tổ niêm hoa vi tiếu). Lẽ ra khi nhận được kinh không chữ thầy trò Đường Tăng phải ngộ đạo nhưng họ vẫn không ngộ mà nghi là các vị chân giả tráo đồ. Vì thấy họ vẫn chưa tới tầng giác ngộ hiểu được lẽ diệu huyền của kinh không chữ, Phật mới cho họ kinh có chữ, tức là đã hạ chân lý xuống một mức độ đơn giản dễ hiểu cho phù hợp với chúng sinh còn nhiều u mê.

Đến đoạn chân kinh bị ướt, mất một số trang do Đường Tăng quên hỏi hộ con rùa cũng có ý nghĩa. Thứ nhất, con người sẽ chẳng bao giờ có thể hiểu biết đầy đủ được lời chỉ dạy của Thích Ca cả. Thứ hai, con người cũng không nên cứ bám vào những lời chỉ dạy đó, coi đó là toàn diện, hoàn hảo. Kinh Phật mất đi vài trang chính là để cho người ta khỏi bị giáo điều, để tự đi tìm chân lý chứ không phải chỉ tụng kinh, đọc sách là có thể nắm bắt được. Thứ ba, phải chăng trong mong ước đắc đạo, thầy trò Đường Tăng (cũng như nhiều người mong đắc đạo khác) đã hơi ích kỷ hoặc vô tình, quên đi những ưu tư khắc khỏai của kẻ khác –mối ưu tư mà đối với Đường Tăng là chuyện vụn vặt, nhưng với con rùa lại là câu hỏi theo đuổi hàng trăm năm. Với sự vô tình với chúng sinh đó, Đường Tăng đã phải trả giá bằng một bộ kinh mất đi vài trang quý.


Thế còn việc đất Phật mà các vị đệ tử Như Lai cũng đòi hối lộ là sao? Ở đây có lẽ tác giả muốn nói tham sân si là thứ ở trong lòng, trừ diệt nó còn khó hơn việc đã tới được cửa Phật. Tham sân si này có thể là từ phía hai vị tôn giả khi họ đòi lễ vật. Nhưng cũng có thể là không, họ chỉ thử lòng thầy trò Đường Tăng thôi. Nhưng chắc chắn là tham sân si vẫn còn nhiều trong lòng thầy trò Đường Tăng nữa. Họ tiếc rẻ cái bát ăn bằng vàng, giận dữ với việc các tôn giả đòi lễ vật, và sau cùng thì hối lộ cho các vị tôn giả trong hậm hực. Tức là họ vẫn còn nhiều tục niệm chưa rửa được dù đã tới được đất của Như Lai- họ mới chỉ qua được chặng đầu trên đường thành Phật, mà cũng không phải là chặng khó nhất. Diệt trừ ma quái, vất vả chịu đựng gian khổ, bất công…tuy có khó khăn nhưng vẫn là con đường có mục đích rõ ràng, có bàn tay Phật chỉ đường và để nương tựa khi gặp tuyệt đường, và đó vẫn là những kẻ thù, tà mà ở ngoại thân. Còn chặng tiếp theo trừ tham sân si thì họ vẫn chưa làm được, và đó mới là khó khăn. Đến được xứ Phật đâu có phải là đã thành Phật?

Đấy cũng chỉ là một cách diễn giải nhưng có lẽ Ngô Thừa Ân thâm thúy và hiểu nhiều về đạo Phật chứ không chỉ viết Tây Du Ký như một câu chuyện dân gian mua vui cho thiên hạ.

Chim

 

Chim có ngờ đâu vướng luật này

Bị mất tự do: tội hót hay

Vùng trời xanh biếc thôi vùng vẫy

Lồng tre xếp cánh tạm qua ngày

XT

Lời bình

Trên đời có nhiều thứ bất công

Có nhiều thứ giải nghĩa được, có những thứ không

Sống sao cho sướng và không vướng vào vòng trái ngang?

Dự

Karma Yoga

Karma Yoga
Swami Vivekananda

Chương 1

Ảnh hưởng của Karma lên tính cách.

Từ Karma bắt nguồn từ Kri trong tiếng Sanskrit (tiếng Phạn), nghĩa là làm; tất cả các hành động là Karma. Theo sát nghĩa, từ này cũng có nghĩa là hệ quả của các hành động. Trong bốI cảnh của siêu hình học (metaphysics), đôi khi nó có nghĩa là hậu quả, mà các hành động trong quá khứ là các nguyên nhân. Nhưng trong Karma-Yoga chúng ta chỉ dùng từ Karma vớI ý nghĩa là công việc. Mục đích của nhân loạI là kiến thức. Đây là một lý tưởng đặt ra trước chúng ta bởI triết lý phương Đông. Thú vui không phảI là mục đích của con ngườI, mà là kiến thức. Thú vui và hạnh phúc sẽ đi đến điểm kết thúc. Sẽ là một lỗI lầm nếu cho rằng thú vui là mục đích. Nguyên nhân của tất cả các đau khổ chúng ta có trong thế giớI này là do con ngườI suy nghĩ một cách ngớ ngẩn rằng thú vui là lý tưởng mà họ cố gắng đạt tới. Sau một thờI gian con ngườI tìm thấy rằng không phảI hạnh phúc, mà kiến thức, chính là cái mà anh ta đi tớI, và rằng cả thú vui và đau khổ là những ngườI thầy vĩ đạI, và rằng anh ta học nhiều thứ từ những cái xấu cũng như là những cái tốt. Khi thú vui và đau khổ đi qua linh hồn của anh ta chúng để lạI trên đó các hình ảnh khác nhau, và kết quả của những ấn tượng gộp lạI là cái mà chúng ta gọI là “tính cách” của một người. Nếu chúng ta lấy tính cách của bất cứ ngườI nào, nó thực sự chỉ là sự tổng hợp của các xu hướng, tổng số chung của các khuynh hướng trong đầu anh ta; ta sẽ thấy sự đau khổ và hạnh phúc là những yếu tố bằng nhau trong sự hình thành tính cách đó. Tốt và xấu có một phần bằng nhau trong hun đúc lên tính cách, và trong một số trường hợp đau khổ là một ngườI thầy vĩ đạI hơn là hạnh phúc. Trong việc nghiên cứu những tính cách vĩ đạI mà thế giớI đã từng sản sinh, tôi dám nói rằng, trong phần lớn các trường hợp, ta sẽ tìm thấy rằng sự đau khổ dạy được nhiều điều hơn là hạnh phúc, chính là sự nghèo khó dạy được nhiều hơn là của cảI, chính là những cú đấm đem ra những ngọn lửa bên trong họ hơn là những lờI khen.

Bây giờ kiến thức, một lần nữa, là bản chất vốn có của con người. Không có kiến thức đến từ bên ngoài; tất cả đều là ở bên trong. Cái mà chúng ta nói một ngườI “biết”, nên, theo sát ngôn ngữ tâm lý học, phảI là cái mà anh ta “khám phá” hay “vén màn”; cái mà một ngườI “học” thực sự là cái mà anh ta “khám phá”, bằng cách gỡ bỏ tấm che khỏI linh hồn của anh ta, là một kho tàng vớI vô hạn kiến thức.

Chúng ta nói rằng Newton khám phá ra trọng lực. Chẳng lẽ là nó đang ở đâu đó trong một góc nào đó chờ ông? Nó ở trong đầu ông ta; thờI điểm đã đến và ông tìm ra nó. Tất cả kiến thức mà thế giớI đã từng nhận được đến từ trí óc; thư viện vô hạn của vũ trụ là trong bản thân đầu óc của chính chúng ta. Thế giớI bên ngoài chỉ đơn giản là một lờI đề nghị, một cơ hộI, để đặt bạn vào việc nghiên cứu chính đầu óc của mình, nhưng mục đích của sự nghiên cứu luôn luôn là đầu óc của chính bạn. Sự kiện quả táo rơi đưa ra lờI đề nghị cho Newton, và ông nghiên cứu đầu óc của chính mình. Ông sắp xếp lạI các liên kết suy nghĩ trước đó trong đầu ông và khám phá ra một liên kết mớI trong đầu, mà chúng ta gọI là định luật trọng trường. Điều đó không phảI là nằm bên trong quả táo cũng không phảI là bên trong bất cứ thứ gì trong trung tâm trái đất.

Tất cả kiến thức, do đó, thuộc về trần tục hay là thuộc về tâm linh, là ở trong đầu óc. Trong nhiều trường hợp nó không được khám phá, nhưng vẫn còn được che đậy, và khi màn che phủ được kéo đi một cách chầm chậm, chúng ta nói, “Chúng ta đang học,” và sự tiến bộ của kiến thức được xác định bởI sự tiến bộ của quá trình kéo màn. NgườI mà tấm màn này đã được vén lên là ngườI biết được nhiều hơn, ngườI mà tấm màn này vẫn còn dày là ngườI không biết, và ngườI mà tấm màn này đã hoàn toàn biến mất là ngườI biết tất cả, thông suốt mọI sự, hay là ngườI toàn trí toàn thức. Đã từng có những ngườI toàn trí toàn thức, và tôi tin, sẽ có những ngườI nữa; và rằng sẽ có vô số những ngườI nữa trong những chu kì kế tiếp. Giống như tia lửa trong viên đá lửa nhỏ, kiến thức tồn tạI trong đầu óc; lờI đề nghị chỉ như là lực ma sát làm lửa toé ra. Cũng như vậy đốI những tình cảm và hành động của chúng ta — những giọt nước mắt và những nụ cườI, những niềm vui và nỗI buồn, những lần khóc hu hu rồI cườI nghiêng ngả, những lờI nguyền rủa và những lờI ban phước lành, những lờI khen và những lờI oán trách – trong mỗI thứ này chúng ta có thể tìm thấy, nếu như chúng ta bình tâm nghiên cứu bản thân, để làm bật chúng ra khỏI từ bên trong chúng ta sau nhiều cú đánh. Kết quả là những gì làm thành chúng ta. Tất cả những cú đánh này gộp chung lạI gọI là Karma – công việc, hành động. MỗI cú đánh về tinh thần và thể xác lên linh hồn chúng ta, như thể làm toé lửa từ đó, và từ đó quyền năng và kiến thức được khám phá, là Karma, từ này được dùng vớI nghĩa rộng nhất của nó. Do đó  chúng ta đang làm ra Karma trong mọI lúc. Tôi đang nói vớI bạn: đó là Karma. Bạn đang lắng nghe: đó là Karma. Chúng ta thở: đó là Karma. Chúng ta đi dạo: Karma. Tất cả mọI việc mà chúng ta làm, thể chất hay tinh thần, là Karma, và nó để lạI dấu ấn trên chúng ta.               
Có một số công việc là tổng số tích luỹ của nhiều việc nhỏ hơn. Nếu đứng gần bờ biển và lắng nghe tiếng sóng vỗ vào bờ đá, chúng ta nghĩ rằng tiếng ồn thật lớn, nhưng ta biết rằng một ngọn sóng thực sự bao gồm hàng triệu hàng triệu con sóng nhỏ. MỗI con sóng nhỏ này tạo ra một tiếng động, thế nhưng ta không nghe thấy; chỉ khi nó trở thành một tiếng động tổng hợp đủ lớn thì ta mớI nghe được. Tương tự như vậy, mỗI rung động của trái tim là công việc. Có một số loạI công việc ta cảm thấy được và chúng trở thành rõ ràng đốI vớI chúng ta; chúng là, cùng một lúc, là tổng số của nhiều việc nhỏ hơn. Nếu như bạn muốn đánh giá tính cách của một con ngườI, hãy đừng nhìn vào những thành tựu to lớn mà anh ta đạt được. Bất cứ ngườI ngớ ngẩn nào cũng có thể trở thành anh hùng không lúc này thì lúc khác. Hãy nhìn một ngườI làm công việc thường xuyên nhất của anh ta; những điều này thực sự là những điều sẽ nói cho bạn biết tính cách thật sự của một con ngườI vĩ đại. Có những cơ hộI nổI lên mà ngay cả con ngườI thấp kém nhất cũng trở nên vĩ đạI theo một cách nào đó, nhưng ngườI duy nhất thật sự vĩ đạI là ngườI luôn luôn có tính cách vĩ đạI, không thay đổI mặc cho là anh ta ở nơi đâu.                 

Ảnh hưởng của karma lên tính cách là một thế lực mạnh mẽ nhất mà con ngườI phảI đốI phó. Con ngườI, mặc nhiên, là trung tâm, và đang thu hút tất cả thế lực của vũ trụ về phía anh ta, và trong trung tâm này các thế lực hợp nhất lạI tất cả và lạI gửI chúng đi trong một dòng năng lượng lớn. Một trung tâm như vậy là một con ngườI thực sự — một ngườI toàn năng, thông suốt mọI sự — và anh thu hút toàn bộ thế giớI về phía anh ta. Tốt và xấu, đau khổ và hạnh phúc, tất cả đều chạy về phía anh và bao phủ anh ta; và trong số chúng anh ta thích một dòng xu hướng chủ lực được gọI là tính cách và ném nó ra ngoài. Vì anh ta có quyền năng thu hút vào bất cứ thứ gì, do đó anh ta cũng có quyền năng ném nó ra.

Tất cả các hành động mà ta thấy trong thế giớI này, tất cả các chuyển động trong xã hộI loài ngườI, tất cả các công việc xung quanh chúng ta, chỉ đơn giản là sự trưng bày của ý nghĩ, sự biểu thị của ý chí con người. Máy móc hay các thiết bị, các thành phố, tàu thuyền, những ngườI ra trận, tất cả những thứ này chỉ đơn giản là biểu thị của ý chí con ngườI; và ý chí này được làm nên bởI tính cách, và tính cách được sản sinh ra bởI Karma. Cũng như là Karma, sự biểu thị của ý chí cũng vậy. Những ngườI tràn đầy ý chí thế giớI này đã sản sinh tất cả đều là những ngườI làm việc cật lực — những linh hồn vĩ đạI, vớI những ý chí đủ mạnh để xoay chuyển thế giớI, ý chí mà họ có được thông qua các công việc kiên trì, thông qua thờI đạI này đến thờI đạI khác. Một ý chí vĩ đạI như là của Buddha hay của Jesus không thể nào đạt được thông qua một kiếp sống, bởI vì chúng ta biết cha mẹ họ là ai. NgườI ta không biết rằng liệu là cha mẹ họ đã từng nói ra một điều gì đó tốt lành cho nhân loại. Hàng triệu và hàng triệu ngườI thợ mộc như là Joseph đã qua đi; và hàng triệu ngườI khác vẫn còn đang sống đó. Hàng triệu và hàng triệu vị vua tầm thường như cha của Buddha đã từng ở trong thế giới. Nếu như chỉ là một trường hợp cha truyền con nốI, làm sao bạn giảI thích được vị hoàng tử tầm thường này, ngườI có lẽ đã không được tuân theo bởI chính ngườI hầu cận ông ta, sản sinh đứa con trai mà phân nửa thế giớI tôn thờ? Làm thế nào mà bạn có thể giảI thích được vịnh sâu ngăn cách giữa ngườI thợ mộc và con của ông, ngườI mà hàng triệu ngườI trên thế giớI tôn thờ? Làm thế nào mà bạn giảI thích được hố sâu ngăn cách giữa sự di truyền. Ý chí vĩ đạI của Buddha và Jesus tung ra trên toàn cả thế giớI, ý chí này từ đâu mà ra? Từ đâu mà sự tích luỹ của quyền năng này có được? Nó phảI có sẵn ở đó từ thờI đạI này sang thờI đạI khác, tiếp tục phát triển lớn dần và lớn dần, cho đến khi nó bùng nổ ra trên toàn xã hộI như là Buddha hay là của Jesus, tiếp tục cho đến tận ngày hôm nay.

Tất cả những thứ này được xác định bởI Karma, công việc. Không ai có thể đạt được điều gì nếu như anh ta không kiếm được nó bởI sức lao động. Điều này là một quy luật vĩnh cửu. Chúng ta đôi khi nghĩ rằng điều đó không phảI là như vậy, nhưng qua một thờI gian dài chúng ta trở nên thuyết phục bởI điều đó. Một ngườI có thể phấn đấu cả đờI anh ta để trở nên giàu có; anh ta có thể lừa đảo hàng ngàn ngườI, nhưng cuốI cùng anh ta thấy rằng anh ta không xứng đáng trở nên giàu có, và cuộc đờI của anh ta trở thành một phiền toái và đầy lo âu phiền muộn. Chúng ta có thể tiếp tục tích luỹ những thứ cho vui thú của thể xác, nhưng chỉ những gì chúng ta kiếm được mớI thực sự là của chúng ta. Một ngườI ngớ ngẩn có thể mua tất cả cuốn sách trong thế giớI, và chúng sẽ ở trong thư viện của anh ta; nhưng anh ta chỉ có khả năng đọc những cuốn sách xứng đáng với anh ta; và sự xứng đáng này được sản sinh bởI Karma. Karma xác định chúng ta xứng đáng vớI cái gì và thứ gì chúng ta có thể tiêu hóa được. Chúng ta có trách nhiệm vớI những gì là chúng ta; và bất cứ thứ gì mà chúng ta mong muốn,  chúng ta có quyền năng tạo ra. Nếu như chúng ta trong hiện tạI là kết quả của những hành động trong quá khứ, chắc chắn cũng theo lập luận đó nhũng gì chúng ta mong muốn trong tương lai có thể được sản sinh bởI những hành động trong hiện tạI; do đó chúng ta phảI biết hành động như thế nào. Bạn sẽ nói, “Học cách làm việc thì có lợI ích gì? Bất cứ ai cũng phảI làm việc theo một cách nào đó trong thế giớI này.” Nhưng có một thứ làm phung phí năng lượng của chúng ta đi. Karma Yoga, theo như cuốn Gita, chỉ ra cách làm việc khôn ngoan và khoa học; bằng cách biết được phảI làm việc như thế nào, một ngườI có thể đạt được những hiệu quả lớn nhất. Bạn phảI nhớ rằng tất cả các công việc chỉ đơn thuần là để đem ra được bên ngoài các quyền năng đã có sẵn trong đầu, để làm thức tỉnh linh hồn. Quyền năng là ở bên trong mỗI con ngườI, cũng như là sự hiểu biết; các công việc khác nhau như là các cú đánh để đem chúng ra, để làm cho những ngườI khổng lồ này thức tỉnh.

Con ngườI làm việc vớI nhiều động cơ khác nhau. Không thể có công việc mà không có động cơ. Một số ngườI muốn danh tiếng, và họ làm việc vì danh tiếng. Một số ngườI khác muốn tiền, và họ làm việc vì tiền. Những ngườI khác muốn có quyền lực, và họ làm việc để đạt quyền lực. Một số ngườI khác muốn lên thiên đường, và họ làm việc vì mục đích đó. Một số ngườI khác muốn để lạI một tên tuổI khi họ qua đờI, như là họ làm ở Trung Quốc, nơi mà không một ai có một danh hiệu gì cho đến khi chết; và đó là một cách tốt hơn là của chúng ta. Khi một ngườI làm một điều gì đó rất tốt nơi xứ đó, ngườI ta phong tặng danh hiệu cao quý cho cha anh ta, ngườI đã qua đờI, hay là cho ông nộI anh ta. Một số ngườI làm việc vì các thứ đó. Một số ngườI theo các giáo phái Mohammedan (HồI giáo) làm việc cả đờI để có được một ngôi mộ lớn xây cho họ khi họ chết. Tôi biết có một số giáo phái, ngay khi một đứa trẻ vừa ra đờI, một ngôi mộ đã được chuẩn bị sẵn cho nó; điều đó đốI vớI họ là công việc quan trọng nhất một ngườI  phảI làm, và ngôi mộ càng lớn và càng tinh xảo, thì ngườI đó càng được cho là khấm khá hơn. Những ngườI khác làm việc vì ăn năn; họ gây ra đủ thứ tộI lỗI, sau đó dựng một đền thờ, hay là cho cho các vị thầy tu một thứ gì đó để mua chuộc họ và kiếm được một giấy thông hành lên thiên đường. Họ nghĩ rằng kiểu từ thiện này sẽ xoá tộI và họ sẽ không phảI chịu thuế cho những tộI lỗI của họ. Những thứ này là một vài động cơ làm việc khác nhau.

Làm việc chỉ là vì công việc. Có một vài ngườI thực sự là hạt muốI của trái đất trong mỗi đất nước và họ làm việc chỉ là vì công việc, họ không quan tâm đến danh tiếng, tên tuổI, hay là liệu họ có lên thiên đường hay không. Họ làm việc chỉ vì bởI những điều tốt lành sẽ phát sinh từ đó. Có những ngườI khác chỉ làm việc tốt cho ngườI nghèo và giúp cho nhân loạI từ những động cơ cao hơn, bởI vì họ tin vào làm việc tốt và yêu thích điều tốt. Động cơ vì danh tiếng và tên tuổI hiếm khi nào mang lạI những kết quả ngay lập tức, như là một quy luật; chúng sẽ đến vớI chúng ta khi chúng ta đã già và gần như đã xong vớI cuộc đời. Nếu như một ngườI làm việc mà không có động cơ ích kỉ nào, liệu là anh ta có đạt được điều gì hay không? Có, anh ta sẽ đạt được cái cao nhất. Tính không ích kỉ trả lạI nhiều hơn, chỉ là ngườI ta không có đủ kiên nhẫn để thực hành nó. Nó cũng trả lạI được nhiều hơn theo quan điểm sức khoẻ. Tình thương, sự thật, và tính không ích kỉ không chỉ đơn thuần là những từ bóng bẩy về đạo đức, nhưng chúng làm thành lý tưởng cao nhất của chúng ta, bởI vì trong chúng tiềm ẩn một sự biểu thị của quyền năng. Ban đầu, một ngườI có thể làm việc trong năm ngày, hay là chỉ trong năm phút, mà không có bất kì một động cơ ích kỉ nào, không cần suy nghĩ về tương lai, hay là thiên đường, hay là sự trừng phạt, hay là bất cứ thứ gì thuộc loạI đó, đã có trong anh ta khả năng trở thành một ngườI khổng lồ về mặt đạo đức. Thật khó mà làm được điều đó, nhưng trong trung tâm của trái tim chúng ta biết giá trị của điều đó, và điều tốt lành mà nó đem lại. Đó là biểu hiện vĩ đạI nhất của quyền năng – sự kiềm chế hết sức này; tự kiềm chế là một biểu hiện của quyền năng lớn hơn tất cả các hành động phát sinh. Một xe vớI bốn ngựa kéo có thể đổ dốc xuống một ngọn đồI không bị kiềm chế, hay là ngườI đánh ngựa có thể kìm cương ngựa lại. Cái nào là biểu diễn sức mạnh lớn hơn, để chúng thả dốc hay là giữ chúng lạI? Một viên đạn đạI bác bay xuyên qua không khí qua một đoạn dài rồI rơi xuống. Một viên khác bị chặn lạI trên đường bay vì đập phảI một bức tường, và sự va đập phát sinh một nhiệt lượng lớn. Tất cả các năng lượng phát ra theo một động cơ ích kỉ sẽ bị hao mòn dần đi; và nó sẽ không làm cho quyền năng quay trở lạI bạn; nhưng nếu kiềm chế, kết quả mang lại là sự phát triển của sức mạnh. Ý chí tự kiềm chế này có xu hướng tạo ra một ý chí phi thường, một tính cách làm nên Christ hay là Buddha. Những ngườI ngớ ngẩn không biết bí mật này; tuy nhiên họ vẫn muốn thống trị nhân loại. Ngay cả một ngườI ngớ ngẩn có thể thống trị cả thế giớI nếu như anh ta làm việc và chờ đợi. Hãy để anh ta chờ một vài năm, kiềm chế ý nghĩ thống trị ngớ ngẩn; và khi toàn bộ ý tưởng đó hoàn toàn qua đi, anh ta sẽ là một ngườI có quyền lực trong thế giới. Đa số chúng ta không thể thấy trước được vài năm, giống như là một số thú vật không thể nhìn được quá một vài bước. Chỉ một vòng tròn  nhỏ hẹp – đó là thế giớI của chúng ta. Chúng ta không có đủ kiên nhẫn để nhìn vượt qua, và do đó trở nên vô đạo đức và đầy tộI lỗi. Đây là điểm yếu của chúng ta, sự bất lực của chúng ta.

Ngay cả dạng thấp nhất của công việc cũng không được bị ghét bỏ. Hãy để một ngườI, ngườI không biết gì hơn là làm việc vì các mục đich ích kỉ, vì tên tuổI và danh vọng; nhưng mỗI ngườI nên luôn luôn cố gắng đạt được những động cơ cao hơn và cao hơn và hiểu chúng. “Chúng ta có quyền làm việc, nhưng không có quyền với các thành quả theo sau đó.” Hãy để thành quả yên ở đó. TạI sao phảI quan tâm đến kết quả? Nếu như bạn muốn giúp một ngườI, không bao giờ suy nghĩ về thái độ của ngườI đó sẽ như thế nào đốI vớI bạn. Nếu như bạn muốn làm một việc vĩ đạI hoặc là một việc tốt, đừng phiền lòng nghĩ rằng kết quả sẽ như là thế nào.

Sẽ phát sinh một câu hỏI khó về lý tưởng làm việc này. Hoạt động cật lực là cần thiết; chúng ta phảI luôn luôn làm việc. Chúng ta không thể sống một phút mà không làm việc. Vậy thì cái gì là nghỉ ngơi? Đây là một mặt của đấu tranh–cuộc sống, trong đó chúng ta bị cuốn xoay đi như chong chóng. Và đây là mặt thứ hai – đó là sự bình yên, xa lánh mọI ngườI: tất cả chung quanh đều bình yên, có rất ít tiếng ồn cùng những màn trình diễn, chỉ có thiên nhiên vớI muôn thú, hoa cỏ và đồI núi. Cả hai không có cái nào là bức tranh lý tưởng cả. Một ngườI thường quen vớI sự cô độc, nếu như được đem ra va chạm vớI thế giớI sôi động, sẽ bị chà đạp bởI nó; cũng giống như một con cá sống dướI nước sâu, chỉ vừa mớI được đem lên cạn, sẽ bị nổ tan ra thành từng mảnh, vì thiếu trọng lực của nước giữ nó lạI thành một khối. Có thể nào một ngườI thường sống trong sự sôi động và hốI hả của cuộc sống có thể sống dễ dàng nếu như anh ta đến một nơi yên tĩnh? Anh ta phảI chịu đựng và có thể sẽ mất trí. Con ngườI lý tưởng là ngườI mà, giữa sự im lặng và cô độc quạnh hiu nhất, tìm thấy hoạt động mãnh liệt nhất, và giữa những hoạt động náo nhiệt nhất tìm thấy sự lặng im và cô độc của sa mạc. Anh ta đã học được bí mật của sự kiềm chế, anh đã tự điều khiển chính mình. Anh đi qua những con đường trong thành phố lớn vớI xe cộ náo nhiệt, và đầu óc anh vẫn bình yên như thể là anh ta đang ở trong một hang đá, nơi mà không một âm thanh nào có thể vọng tớI tai anh ta; và anh làm việc cật lực trong mọI lúc. Đó chính là mức lý tưởng của Karma Yoga, và nếu như bạn đạt đến được mức đó bạn thực sự và học được bí mật của công việc.

Nhưng chúng ta phảI bắt đầu từ ban đầu, để nhận lấy những công việc khi chúng tớI tay chúng ta và chầm chậm làm chúng ta bớt ích kỉ đi qua từng ngày. Chúng ta phảI làm việc và tìm ra được động cơ thúc đẩy chúng ta; và, hầu như là không có ngoạI lệ, trong những năm ban đầu, chúng ta sẽ thấy rằng động cơ làm việc chúng ta luôn luôn ích kỉ; nhưng dần dần sự ích kỉ này sẽ tan dần đi bằng sự kiên trì, cho đển cuốI cùng sẽ đến một thờI điểm mà chúng ta có khả năng làm những công việc không ích kỉ. Chúng ta tất cả có thể mong rằng một ngày nào đó, khi chúng ta phấn đấu thông qua các con đường khác nhau của cuộc đờI, sẽ có một ngày khi mà chúng ta sẽ trở thành hoàn toàn không ích kỉ; và khoảnh khắc mà chúng ta đạt được điều đó, tất cả quyền năng của chúng ta sẽ tập trung lạI, và kiến thức của chúng ta sẽ hiện ra một cách rõ ràng.

RAJA YOGA

Raja Yoga: The Occult Training of the Hindus

http://en.wikipedia.org/wiki/Ernest_Wood
Ernest Wood

Chương 1

Bảy trường phái Yoga

Sự thực tế của ngườI Ấn Độ

Những người châu Âu, những ngườI da trắng được gọI chung là như vậy ở Ấn Độ, thường nói rằng những ngườI Hindu là không thực tế và tôn giáo của họ là bi quan. NgườI Hindu không trả lờI lạI điều này, nhưng nghĩ rằng, và nói vớI những ngườI anh em của anh ta, rằng những ngườI Âu châu, nhìn qua lớp kính đã được nhuộm màu cá tính của riêng họ, tưởng tượng ra rằng những gì anh ta nhìn thấy chính là của màu sắc đó. Sự thật đơn giản là ngườI châu Âu không thực tế và bi quan, trong khi Ấn Độ thực tế và lạc quan.

Chúng ta thử xem xét ví dụ về Buddha Gautama. Khi còn là một thanh niên, ông đã đi đến kết luận rằng thế giớI này là đầy những khổ đau, và trái tim nhân hậu đã làm ông cảm thấy rằng những nỗI đau khổ của chúng sinh cũng là những nỗI đau khổ của chính ông, ông đã không chấp nhận những gì thường được gọI là điều không thể nào tránh khỏI, và tìm cách tránh khỏI sự đau khổ trong cuộc đờI của ông cũng như của ngườI thân, nhưng ông đã nói, “PhảI có một lời giảI cho vấn nạn này, và ta sẽ quyết đi tìm.” TrảI qua nhiều năm ông đã theo đuổI mục đích này, du hành qua nhiều nơi, thiền định, thực hành yoga, cho đến khi ông phát triển được những viễn ảnh huyền bí, và khám phá ra được sự giảI thoát tâm linh mà từ ngày đó đã mang lạI hạnh phúc và sự tiến bộ cho hàng ngàn triệu ngườI của Phật giáo.

Một lần nữa, khi Shri Shankaracharya nhận ra rằng những kiến thức đến vớI chúng ta thông qua những giác quan không phảI là thực chất của sự việc, ông đã không giả sử rằng, như những ngườI châu Âu thường làm, là sai số là không thể nào tránh khỏI, nhưng ông đã làm việc và thông qua yoga đã mở ra những quyền năng của một nhận thức cao hơn, và do đó đã tìm ra được sự thật về thế giới. Hai con ngườI vĩ đạI đó, và những ngườI khác đã đi theo con đường của họ một cách thành công, đã đem lạI cho chúng ta kiến thức rằng con ngườI là trong một quá trình phát triển về tâm lý trong đó những thay đổI rất quyết định đang xảy ra, và rằng khi anh có thể đang có một đuôi nòng nọc bơi dướI nước, và sau đó tạI một thờI điểm tiến triển nhất định nào đó nó sẽ phát triển thành chân, và đem lạI một đờI sống rộng lớn hơn khỏI mặt nước, do vậy có những ngườI, vẫn còn đuôi nòng nọc, về mặt tâm lý và tinh thần, nhưng thờI điểm sẽ đến khi tất cả mọI ngườI đều phát triển những quyền năng cao hơn của trí óc để giúp anh ta nhận ra sự thật, và một cách ý thức đi vào đờI sống siêu nhân loạI tràn ngập thế giớI của chúng ta.

Nếu như những ngườI châu Âu nói rằng đốI vớI anh ta dường như không có nhiều lợI ích thực tế đem lạI cho nhân loạI từ những lờI dạy đó, câu trả lờI là, ”Thật là đúng như vậy, trong những phạm trù mà ngườI châu Âu quan tâm. Nhưng điều đó khá là không đúng ở Ấn Độ, khi hàng ngàn ngườI chủ tâm thực hành yoga và đã thành công. Và vớI những điều kiện về xã hộI và thể chất nói chung, có những thứ luôn luôn biểu diễn không nhiều thì ít sự phát triển chung của một chủng ngườI hay của một quốc gia mà trong đó họ đang có quyền tự chủ.”

Tiếp đó, ngườI châu Âu sẽ nói rằng nếu như anh ta tin vào những năng lực cao hơn của con ngườI, có vẻ như là chỉ một vài ngườI có thể đạt được những khả năng đó, cho dù là họ đã cố gắng hết mức đi chăng nữa, và bởI vì cuộc đờI quá ngắn ngủI, và quá nhiều ngườI là kém phát triển. Câu trả lờI cho sự chỉ trích đó là trong những khám phá của sự thật có một sự kiện là cuộc đờI không phảI là ngắn ngủi. Chỉ đơn giản là cuộc đờI của một cơ thể là ngắn ngủi. Con ngườI chỉ là kẻ trú ngụ trong cơ thể, và khi cơ thể hao mòn, không sớm thì muộn anh ta sẽ chuyển sang một cơ thể khác, và nói chung là một cơ thể tốt hơn, và thực ra là bao nhiêu cũng được tuỳ thuộc vào nhu cầu của anh ta cho đến khi nào anh ta đạt được sự hoàn hảo của con ngườI, và không cần một loạI kinh nghiệm nào thuộc loạI này nữa. Bao nhiêu lâu để anh ta hoàn thành quá trình này là phụ thuộc vào ý nguyện riêng của anh ta. Nếu như anh ta quyết chí, như là một học sinh chăm chỉ ở trường, cố gắng hết sức mình, sự tiến bộ của anh ta sẽ nhanh chóng; nếu không, quá trình sẽ chậm chạp.

Ý nghĩa của Yoga

Tất cả những cố gắng có chủ đích hướng về mục đích cuốI cùng này có thể được gọI là yoga. Từ yoga mang hai ý nghĩa. Thứ nhất là sự kết hợp vớI đờI sống thiêng liêng toả khắp thế giớI – và đây là mục đích của đờI sống con người. Ý nghĩa thứ hai là một hệ thống các bài tập của việc tự huấn luyện, tu tập và thực hành hướng về mục đích đó được sắp xếp một cách khoa học. Về việc thực hành yoga, có bảy trường phái khác nhau. Các trường phái này không phảI là trái ngược lẫn nhau, nhưng phương pháp có phần hơi khác nhau, bởI vì có bảy loạI ngườI khác nhau trong thế giới. Những loạI này thuộc về bảy cánh sao khác nhau, và tôi đã viết khá nhiều về điều đó trong một cuốn sách trùng tên. Bảy trường phái Yoga là:

1. Raja Yoga của Patanjali
2. Karma Yoga của Shri Krishna
3. Jnana Yoga của Shri Shankaracharya
4. Hatha Yoga
5. Laya Yoga
6. Bhakti Yoga
7. Mantra Yoga

Raja Yogas

Trong suốt khoá học gồm ba bài giảng trình bày trong cuốn sách này, tôi chỉ đề cập đến ba trường phái đầu, mà thường được gọI chung là Raja Yoga. Đó chính là raja hay là yoga hoàng gia, bởI vì trong mỗI trường hợp ngườI thực tập phảI hướng đến việc trở thành chủ nhân hoàn toàn của bản thân và cuộc đờI của anh ta thông qua ý chí, tình thương và ý nghĩ của anh ta, mỗI thứ là một quyền năng khác nhau. Những thứ này chảy qua con ngườI, từ God xuống trái đất, và trong việc sử dụng và phát triển những quyền năng đó mà con ngườI mãi mãi đi vào cuộc sống vĩnh hằng của God một cách hoàn toàn hơn. NgườI Hindu dứt khoát cho rằng, theo Emerson, “Không có một thanh chắn hay một bức tường nào trong linh hồn con ngườI mà God nguyên nhân không thể đi qua, và từ con ngườI những hệ quả bắt đầu.”

Ba loạI yoga này có thể được thực hành cho đến một mức độ khá cao mà không gây ra nguy hiểm nào cả (ngoạI trừ những ngườI ngớ ngẩn) mà không cần sự hiện diện của một vị thầy chỉ dẫn, mà chỉ cần sự giúp đỡ của một cuốn sách đơn giản như cuốn này. Nhưng bốn loạI yoga còn lạI không nên thực hành, và nếu như một ai đó thực tập một cách triệt để có thể có những rủI ro tức khắc về rốI loạn trong cơ thể, bệnh tật hay là hoá điên. Sau một câu như vậy, có lẽ cần phảI nói một ít về những loạI yoga đó.

Hatha Yoga

Hatha Yoga bao gồm một chuỗI các động tác thanh lọc cơ thể và các bài thực hành, và những phương pháp thở phức tạp, qua cách đó ngườI yogi có thế giúp đỡ rất nhiều trong việc làm chủ của thể bề trên đốI vớI phần dướI của bản thân, và giúp cho cảm hứng và trực giác của thể bề trên phản ánh trực tiếp vào não bộ. PhảI có một sự liên quan hoàn thiện giữa bản thể bên trong và cơ thể, từng điểm một, và cũng như tâm trí có thể ảnh hưởng lên cơ thể, một số điều kiện nhất định của cơ thể có thể làm thức tỉnh trí óc. Yoga này, trong cách thức thuần tuý và có lợI, sử dụng luật về những tương ứng đó, nhưng chỉ có những bậc thầy vớI những khả năng nhìn xuyên suốt những điều kiện của học trò một cách hoàn thiện và đáng tin cậy, có thể theo dõi tiến bộ của anh ta và đưa ra những cách thở chính xác và những bài tập khác mà anh ta phảI theo. Không có một ngườI thầy như vậy, ngườI học trò như là một ngườI bệnh cố gắng tự chữa chạy anh ta bằng cách uống thuốc một cách ngẫu nhiên. VớI sự giúp đỡ của ngườI thầy, sự hài hoà to lớn giữa bản thể bên trong và cơ thể bên ngoài là có thể đạt được.

Laya Yoga.

Laya Yoga là một khoa học khác hẳn – việc sử dụng lửa trong cơ thể. Tất cả chúng ta đều biết rằng sự tiêu thụ không khí thông qua hai lá phổI là một quá trình đốt cháy chậm, thế nhưng những yogi (bậc thầy về yoga) biết đến một loạI lửa khác, mà có thể diễn tả như là (mặc dù không chính xác) một thứ giống nhiều hơn bản chất tự nhiên của dòng điện vớI năng lượng đằng sau và trở kháng đằng trước. LoạI lửa trong cơ thể này được gọI là kundalini, và nó dâng lên gần phía cuốI của cột sống và chảy qua sáu trung tâm, hay là chakras như là chúng được gọI, như thường được liệt kê ở Ấn Độ, nằm ở những khoảng cách bằng nhau dọc theo cột sống, nhưng được nốI vớI nhiều trung tâm thần kinh lớn khác nhau dày đặc trong cơ thể vật chất, cũng giống như là những trung tâm khác trong phần ête của cơ thể, cũng như là trong những cơ thể tinh tế hơn. Bằng một số phương pháp nhất định được truyền dạy trong trường phái này, ngọn lửa có thể được khuấy động và tăng cường cường độ, được chia thành nhiều mức độ khác nhau, và sau đó được hướng dẫn theo một đường đi qua các chakras, trong mỗI chakras sẽ làm thức tỉnh con ngườI trong cơ thể vớI những quyền năng của yoga mà có vẻ là tuyệt diệu đốI vớI những ngườI khác, nhưng đốI vớI anh ta chỉ là hoàn toàn vấn đề có cơ sở khoa học, trong đó anh ta sử dụng cơ thể của mình như là một công cụ. Luyện theo hướng này mà không có sự chỉ dẫn của một ngườI thầy chắc chắn sẽ đem lạI những kết quả bất hạnh.

Bhakti Yoga

Bhakti Yoga rất gần vớI Karma Yoga được đề cập đến vớI vị trí thứ hai trong danh sách, và tôi sẽ nói nhiều về đề tài đó trong bài giảng thứ hai. Sự thực hành phương pháp này là một sự thành tâm hoàn toàn đốI với God thông qua một hiện thân đặc biệt nào đó của Ngài, chẳng hạn như là Buddha, Krishna, hay là Christ. Điều này nghĩa là sự phục tùng hoàn toàn trước sự vinh quang được công nhận bởI đấng linh thiêng, một dòng chảy không bị ràng buộc của lòng mộ đạo. Điều này có những nguy hiểm của nó, như là các bệnh viện tâm thần ở phương tây đã chứng minh điều đó, và một ký ức nhuộm đỏ của các cuộc chiến tranh và những bạo lực đã chứng kiến trong lịch sử; dù cho đó là một con đường có thể đi theo mà không cần một sự hướng dẫn đặc biệt nào cả, miễn là sự phát triển của trí thông minh và ý chí trong đờI sống thông thường không bị bỏ rơi một cách quá đáng. Rất nhiều nhà thờ và các tổ chức khác đang bận rộn theo con đường này, nhưng phần lớn họ đã bỏ qua điều chủ yếu của phương pháp này vì họ hướng sự chú ý về God và Christ như là một thứ để cho những ngườI yếu bóng vía dựa vào hay là một dòng suốI của các sự phù hộ cho các mong ước mang tính cá nhân, hơn là như một thứ tuyệt diệu đến mức mà chỉ cần nhìn thấy Điều đó ngườI ta sẽ mất hết các tham muốn cá nhân một cách hoàn toàn, quên đi chính mình trong khi suy ngẫm về điều đó, và thêm vào một dạng mớI của sự say mê cho những kho tàng bất tử của linh hồn.

Mantra Yoga

Trường phái thứ bảy của yoga được gọI là Mantra Yoga. Một mantra (thần chú) là một dạng của lờI nói trong đó âm thanh cũng như ý nghĩa đều có tác dụng. Có thể nói rằng có trong mọI dạng vật chất – những thứ cuốn hút tai cũng như những thứ ảnh hưởng đến mắt – sự hiện diện và quyền năng của sự linh thiêng. Tất cả mọI thứ đều ảnh hưởng chúng ta, theo dạng của nó. Chẳng hạn như, nếu như bạn đi vào một phòng lớn chủ yếu đường trang hoàng bởI các dạng đường thẳng, bạn sẽ thấy tinh thần phấn chấn; nhưng nếu bạn bước vào một phòng đầy những đường cong và những dạng bông hoa, nó sẽ làm khuấy động tình cảm của bạn. Cũng như là ảnh hưởng của âm nhạc – điều này được đã được biết đến rất rõ. Khi mà, thông qua bất kì của các hình dạng này chúng ta bắt được một thoáng nhìn của sự linh thiêng, chúng ta gọI đó là cái đẹp. Cái đẹp và quyền năng của God chạm vào chúng ta trực tiếp trong những thứ thuộc về vật chất. Cái đẹp đó có thứ mà có thể được gọI là cơ sở toán học; có những nhịp điệu và những sự cân bằng nhất định mà thông qua đó cái đẹp có thể đặc biệt chạm vào cái cơ bản của con người. Mantra, do đó, là những dạng của âm thanh được đưa ra vớI sự lặp đi lặp lạI, được tính toán để kết nốI con ngườI vớI sự linh thiêng bằng cách giúp đỡ anh ta trong những cảm hứng về tinh thần cũng như tình cảm. Tất cả những bài thơ hay là một thứ mantra, bởI vì chúng chứa đựng nhiều hơn là những ý nghĩa thông thường của các từ ngữ trong đó. Tất cả các vẻ đẹp đều ảnh hưởng chúng ta theo cách thức của mantra, nhưng quyền năng của các ấn tượng do vẻ đẹp đem lạI thường bị mất đi bởI sự hiện diện của quá nhiều biến thể và sự rốI loạn cũng như các thay đổI nhanh chóng.

Trong cộng đồng ngườI Nhật sự theo đuổI cái đẹp là một lễ nghi bất tận. Trong đó họ thực hành japa hay là sự lặp lạI cho đến khi hoàn thiện — biết sẽ tiếp tục trong bao lâu và khi nào thì dừng lạI, đi theo một con đường dung hoà – làm cho cái đẹp mà họ tôn thờ là thứ mạnh nhất trong các ảnh hưởng lên con ngườI. Một vài bông hoa – có lẽ chỉ cần một – được cắm ngay ngắn; hai hay ba vật thể đẹp đẽ trong một căn phòng – không thừa thãi – được cất đi và thay thế bởI những thứ khác tạI những khoảng cách thích hợp, nói lên sự hoàn thiện của một chủng ngườI thứ bảy, mà trong đó tính nhất cơ bản nhất của linh hồn con ngườI có nhiều cơ hộI nhất để phát triển.

Trong Mantra Yoga, do đó, âm thanh được sử dụng, cũng như các hình ảnh, các biểu trưng, kí hiệu và cử chỉ, và đôi khi các điệu nhảy. Không nghi ngờ gì khi một vài nghi lễ truyền thống của các nhà thờ Thiên chúa giáo lớn ở phương Tây vẫn tiếp tục, ngay cả là đến ngày hôm nay, những phương pháp hàm chứa những kiến thức về Mantra Yoga trong những ngày đầu của Thiên chúa giáo. Điều đáng chú ý rằng những ngườI Thiên chúa giáo thông thường không được cho phép bởI nhà thờ của họ trong việc thực hành những nghi lễ này, mặc dù họ có thể tham gia khi chúng được điều khiển bởI những thầy tu đã được cho phép.

Chúng ta không được giả sử rằng sự thực hành của bốn phương pháp trên bị cấm hoàn toàn nếu như không có sự hiện diện của một ngườI thầy có khả năng. Các bài tập thở, sự thực tập thư giãn, japa hay sự lặp đi lặp lạI, và những thứ khác như vậy đều có lợI ích và an toàn nếu được làm vừa phảI và trong một cách thức đơn giản, nhưng những phép thở vào một lỗ mũi và thở ra lỗ mũi khác hay là sự lặp đi lặp lạI của mantra đến khi một trạng thái nửa như là lên đồng xảy ra là nên tránh.

MỗI loạI yoga đều chứa đựng một thứ gì đó của các loạI khác, nhưng mỗI loạI mang một tên mà nó chuyên biệt, và đặt nó lên hàng đầu của trình tự tập, trong khi những thứ khác chỉ là phụ. Do vậy trong trường phái của Patanjali ý chí của con ngườI là sức mạnh chính, mà thế nhưng vẫn có thiền định, điều hoà hơi thở, và luyện tập các tư thế. Trong trường phái của Krishna tình thương là quyền năng mạnh nhất được sử dụng, nhưng cũng có những thiền định về tinh thần và các bài tập thể dục cơ thể cũng được đưa ra.

Chương 2

Yoga của ý chí và tự do của Patanjali

Phương pháp và mục đích

Pantajali, trong quyển Yoga Sutra nổI tiếng, đã miêu tả yoga như là chitta vritti nirodha. Chitta là trí óc, là công cụ đứng giữa con ngườI và thế giới. Được tác động lên bằng những thứ của thế giớI bên ngoài thông qua các giác quan nó trình bày cho con ngườI bên trong một hình ảnh của những thứ đó, như là một tấm thu của một máy ảnh. Được tác động lên bởI những ý nghĩ của con ngườI bên trong, nó chuyển đổI thành những hành động của cơ thể những sức mạnh của ý nghĩ vốn là bản chất tích cực của nó. Do vậy trí óc có hai chức năng – một là thu nhận và thụ động, và hai là chủ động và tích cực. Nó truyền từ thế giớI bên ngoài vào con ngườI ở bên trong, và ngược lạI từ con ngườI bên trong ra thế giớI bên ngoài. Vritti nghĩa là cuộn xoáy, và nirodha nói lên sự kiềm chế hoặc điều khiển. Do vậy thực tập yoga nghĩa là điều khiển những xáo động của trí óc, hay trong từ ngữ đơn giản là điều khiển hoàn toàn cái mà chúng ta thường gọI là ý nghĩ.

Trí óc của một con ngườI trung bình là rất xa khỏI tầm kiểm soát của anh ta. Nó bị tác động lên trong mọI lúc, ngay cả trong lúc ngủ ở một mức độ nào đó, vớI hình ảnh của hàng ngàn đốI tượng hò hét để gây sự chú ý đốI vớI anh ta – thông qua tai, da, mắt, mũi, miệng, và bởI những ấn tượng thần giao cách cảm từ thế giớI tâm linh. Thêm vào tất cả những thứ đó, là một trạng thái xao động của riêng chính nó, sôi sục trong trăm nơi vớI những viễn ảnh rốI loạn, kích hoạt bởI những tình cảm không điều khiển được hoặc là những ý nghĩ lo lắng. Hãy để anh ta đạt được sự điều khiển tất cả những thứ này, Patanjali nói, và phần thưởng là anh sẽ duy trì ở trong trạng thái vốn thật là bản chất của anh ta. Rằng một ngườI nên ở trong bản chất thật sự của anh ta có hai nghĩa: thứ nhất, trong sự yên tĩnh của trí óc, anh sẽ hoàn toàn chính là anh ta, không bị ảnh hưởng bởI những xao động, dù là nhỏ cách mấy đi nữa, mà trong mắt ngườI yogi chỉ là sự lo lắng, và thứ hai trong hành động của anh ta là một ngườI sử dụng trí óc một cách tích cực, không chỉ đơn thuần là một trạm chứa đựng những ấn tượng từ thế giớI bên ngoài và những ý nghĩ mà anh ta thu nhặt qua thờI gian.

Ý tưởng trong trí óc nên là vật liệu cho sự suy nghĩ, không chỉ đơn thuần là ý tưởng, cũng như cơ bắp là những phương tiện có ích cho hành động, chứ không chỉ đơn thuần là những khốI thịt. Thế nhưng phảI thú nhận rằng trong nhiều trường hợp chúng ta đã tiêu tốn hết tất cả năng lượng tinh thần để nắm lấy một vài ý tưởng được đặt ra trước chúng ta, và không có gì còn lạI để suy nghĩ vớI, nghĩa là sử dụng những ý tưởng đó trong những công việc tích cực cho tinh thần. Để trở thành một ngườI suy nghĩ tích cực, một ngườI đầy ý chí và tình thương, là ngườI chủ trong căn nhà của chính mình, là chính bản thân mình, là trở thành một con ngườI; tất cả những thứ còn lạI chỉ là nô lệ và sự lệ thuộc, chấp nhận hay không chấp nhận.

Mục đích của yoga của Patanjali chỉ là thế này — đạt được sự tự do, bởI vì con ngườI nghĩ rằng God là tự do. Thuật ngữ cho thành tựu vĩ đạI đó là kaivalya, sự độc lập. Điều đó thật ra chỉ là một tên khác cho sự linh thiêng, bởI vì vật chất là sự trói buộc, không có khả năng di chuyển, và luôn luôn được di chuyển bởI những lực từ bên ngoài, nhưng sự linh thiêng thì tự do, có khả năng tự di chuyển, và tác động lên những ngườI và vật khác. MỗI ngườI đều cảm thấy trong anh ta một tia sáng của niềm tự do thiêng liêng đó, mà chúng ta gọI đó là ý chí, và đó là sức mạnh mà anh ta sẽ sử dụng để điều khiển đầu óc của anh ta. Tôi đã nói về yoga của Patanjali như là yoga của ý chí, raja yoga loạI đặc biệt, bởI vì trong mỗI phần của nó, tạI từng giai đoạn, ngườI tập sử dụng ý chí của anh ta trong việc tự điều độ chính bản thân mình. Ý nghĩ quản lý sự vật, chúng ta biết; nhiều đến mức mà trong thực tế mỗI cử động tự nguyện của cơ thể đi theo một hình ảnh tinh thần, để tất cả những công việc được làm bởI chúng ta, ngay cả vớI đôi tay, cũng được làm vớI sức mạnh của ý nghĩ. Nhưng ý chí điều khiển ý nghĩ, tập trung nó, mở rộng nó, kiểm tra nó, làm nó lưu chuyển – và trên thực tế là điều khiển ba thao tác lớn của việc tập trung tư tưởng, thiền định, và tĩnh lặng đầu óc.

Hai giai đoạn

Bây giờ, khoá đào tạo trong trường phái của Patanjali được chia ra làm hai phần, các huấn luyện sơ khởI cho những ngườI mớI bắt đầu, và khoá thông thường cho những ngườI đã tiến bộ đến một mức nào đó. Những điều này có thể được so sánh vớI các khoá trung học và đạI học trong các đạI học hiện đạI, trong đó khoá mở đầu chứa đựng nhiều môn khái quát, trong mỗI môn học học sinh phảI đạt được một tiêu chuẩn thành công nào đó, và khoá nâng cao được chuyên sâu hơn. Khoá đầu tiên cần thiết không chỉ để để làm ngườI đó thích hợp vớI khoá thứ hai, mà nó còn cứu anh ta khỏI những hiểm nguy trong các luyện tập sau đó, có thể phát sinh và làm choáng ngợp anh ta nếu như anh ta không có một tư chất cân bằng, có một số khả năng vượt bậc ở một mặt nào đó trong khi các mặt khác thì thiếu hụt nghiêm trọng. Không có nguy hiểm giống như vậy nếu như tất cả các phẩm chất đều yếu kém, như là trong một ngườI trung bình.

Năm thứ bệnh

Mục đích của các yoga sơ khởI là làm giảm đi những thứ được gọI là ‘năm klesha’. Một klesha theo nghĩa đen là một thứ bệnh, cũng như là ngườI ta nói về cột sống bị gù hay là mắt mù hay ung thư là một thứ bệnh. Năm thứ bệnh này là avidya, asmita, raga, dweshaabhinivesha, mà có thể được dịch ra là sự ngu dốt, tính kiêu căng, lòng ham muốn, tính thù ghét, và sự đeo bám vào cuộc sống trần tục của cơ thể. MỗI thứ này có thể dễ dàng là chủ đề của một bài diễn văn dài, hay cả cuốn sách, nhưng tôi phảI tự gói gọn mình trong một vài từ cho mỗI thứ bệnh đó. Chúng là những lỗI lầm của chính bản thân mỗI con ngườI; thế giớI không bao giờ có thể làm hạI chúng ta, ngoạI trừ là thông qua chính lỗI lầm của chúng ta, và năm thứ bệnh này làm suy giảm chúng ta thành những nô lệ đáng thương. Sự ngu dốt có thể tốt hơn nên được gọI là sự không biết, bởI vì nó áp dụng lên tất cả những hoạt động của đầu óc mà không tính đến việc con ngườI là một linh hồn bất tử, trên đường đi của anh ta, trong cuộc hành hương trên trái đất thông qua nhiều thân xác, để đạt đến sự tự do và nhận thức vinh quang về mặt tâm linh, và những thứ có khi là cao hơn như thế nữa. Kiến thức mà không nhắc đến sự việc đó là sự ngu dốt; cũng giống như là những hành động của thú vật chỉ đơn giản là những hành động, trong khi những hành động của con ngườI là công việc, bởI vì có mục đích đằng sau đó. Sự khôn ngoan là cho con ngườI, kiến thức là cho thú vật, ngay cả là chúng ở dướI dạng con người. Thật vậy, tất cả những cố gắng này của yoga là cố gắng vươn lên khỏI tình trạng chỉ đơn thuần là con ngườI, tìm thấy anh ta treo lơ lửng ở giữa trạng thái con vật và những trạng thái linh thiêng.

Sự kiêu ngạo là xu hướng suy nghĩ rằng “Tôi là cái này,” và mong muốn những ngườI khác cũng nghĩ rằng mình là thứ này hay thứ khác. Nhưng dạng thích hợp của ý nghĩ của một cá nhân là “Tôi là ngườI có ý chí, ngườI có tình thương, ngườI biết suy nghĩ, sử dụng cơ thể tôi như là một công cụ để diễn đạt và phát triển những quyền năng đó.” Tự nghĩ mình là một thứ gì, nghĩa là vướng bận vào thứ đó. Điều đó sẽ làm phát sinh đủ loạI lòng tham – là một nguyên do chủ yếu cho những nỗI buồn và đau khổ, mà luôn luôn là một dấu hiệu của một thứ gì đó không ổn, không phảI là vớI thế giớI, mà là vớI chúng ta.

Lòng ham muốn và sự thù ghét là những xung động không có suy luận, dẫn chúng ta đến việc đánh giá và thẩm định giá trị của sự vật bởI ảnh hưởng của chúng lên mức độ tiện nghi và sự vui thú của cá nhân bản thân, chứ không phảI theo những giá trị của chúng cho thể chất con ngườI bất tử. Đó là đặc điểm triệt để của phương Đông về niềm tin vào sự bất tử được áp dụng vào cuộc sống hiện tạI của họ, chứ không hành động như là một ngườI bình thường cho đến khi chết, nghĩ rằng sau đó sẽ khoác lên một dạng bất tử không liên quan đến điều kiện trên trái đất của họ.

Vướng bận vào thể xác chỉ về sự thiếu sáng suốt để làm một ngườI nhận ra rằng cơ thể chỉ là một công cụ, mà anh ta sẵn sàng sử dụng, và mặc nó trong một khoảng thờI gian nào đó. Rất nhiều ngườI sợ một cuộc phiêu lưu nhỏ nhất, bởI vì họ sợ là cơ thể có thể sẽ chịu đựng đau khổ. Họ giống như là một ngườI đàn ông mà tôi nghe vừa mớI mua một chiếc xe hơi mớI, và thường đi đến và ngồI trong gara để thưởng thức của cảI mới, nhưng không dám đem chiếc xe ra đường chạy sợ rằng sự hào nhoáng của xe sẽ mất đi, hoặc tai nạn tình cờ nào đó sẽ xảy ra. Trong thứ bệnh này chúng ta không chỉ đơn thuần sợ chết, mà ta còn sợ tuổI già nữa, bởI vì con ngườI quên rằng đờI sống cơ thể có các giai đoạn của nó — tuổI thơ ấu, tuổI trẻ, trưởng thành, và tuổI già – và mỗI giai đoạn trong quá trình này có những sự hoàn hảo của riêng nó, mặc dù nó không phảI là sự hoàn hảo của các giai đoạn khác. Có những điều luôn luôn mất đi cũng như những điều đạt được, bởI vì không một ai có thể chú ý đến tất cả các bài học của cuộc sống trong cùng một lúc, hay sử dụng cùng một lúc các khả năng của mình, không hơn gì một đứa trẻ ở trường có thể suy nghĩ chính đáng về địa lý, lịch sử, và toán học, trong giờ học đang được dành cho âm nhạc. Trong cuộc sống Hindu, trước khi bị khuấy động bởI phương Tây, ngườI đàn ông lúc về già đủ thông thái để giao lạI cơ nghiệp gia đình cho những ngườI con trai trưởng thành, và rồI tập trung vào việc nghiên cứu và trầm ngâm suy nghĩ về cuộc đờI; cũng chỉ giống như ở phương Tây cha mẹ có nhiệm vụ bắt buộc phảI nuôi dạy con cái vớI đầy đủ tình thương và cho chúng những cơ hộI mà giai đoạn trong cuộc đờI của chúng yêu cầu, cũng như vậy ở phương Đông nghĩa vụ của ngườI con là phụng dưỡng cha mẹ lúc về già vớI đầy đủ tình thương, đốI xử họ vớI sự kính trọng như là nguồn cung cấp những cơ hộI và quyền lực, và tạo cho họ mọI cơ hộI mà giai đọan của cuộc đờI lúc đó đòi hỏi. Hãy để ngườI muốn trở thành yogi, khi đó, tĩnh lặng tầm nhìn của anh ta trên cuộc đờI vô tận của linh hồn, có thể sử dụng nhiều cơ thể, cái này sau cái khác, và tiến triển trên con đường tự hoàn thiện chính là sự tự do bằng cách giữ mục đích đó luôn luôn trong tầm nhìn của anh.
LoạI bỏ các thứ bệnh

Chúng ta không giả sử rằng trong giai đoạn bắt đầu ngườI tập có thể tiêu diệt được tất cả những kleshas này. Mục đích của anh ta sẽ đạt được nếu như anh thành công trong việc làm yếu chúng đi một cách chắc chắn. Sau này, chúng sẽ bị tiêu diệt một cách hoàn toàn. Có ba loạI thực hành được đưa ra cho mục đích này trong khoá sơ khởi. Chúng được gọI là tapas, swadhyaya, và ishwara-pranidhana. Không thể dịch các từ ngữ này ra thành từng từ một, vì chúng sẽ gây ra sự hiểu lầm nghiêm trọng nhất. Cái thứ nhất thường được gọI là sự khổ hạnh, và tôi đã từng thấy nó được diễn tả như là sự hành xác. Từ đó theo nghĩa đen là ‘nhiệt,’ và từ tiếng Anh tương đương gần nhất mà tôi thấy khi áp dụng vào hành xử của con ngườI là ‘cố gắng’. NgườI yogi chắc chắn phảI làm những việc tốt đó, ngay cả khi một cố gắng đặc biệt là cần thiết bởI vì những thói quen của tính cách cá nhân làm cản đường. Một cách ngắn gọn từ đó nghĩa là: “Làm điều gì cho cơ thể mà anh biết là sẽ tốt cho nó, không chỉ đơn thuần để ý đến sự tiện nghi. Đừng để sự lườI biếng, sự ích kỉ, hay là sự thờ ơ đứng cản những điều bạn làm để làm tính cách bạn khoẻ mạnh hơn và hiệu quả hơn trong công việc cần phảI làm trong thế giớI này.” Shri Krishna đã nói như thế này trong bài thứ mườI bảy trong cuốn Bhagavad Gita: “Kính trọng những vị thần linh, những ngườI lớn tuổI, những ngườI thầy và những ngườI thông thái, trong sạch, ngay thẳng, trinh bạch, và không hạI ngườI khác là những tapas của cơ thể; lờI nói ngay thật, ôn hoà và có lợI, và nghiên cứu những lờI kinh sách là tapas của lờI nói; vui vẻ, cân bằng, im lặng, tự kiềm chế, và thật vớI chính mình là tapas của đầu óc.” Làm thế nào mà ngườI ta có thể nói tapas là tự hành hạ chính mình, ngoạI trừ những ngườI không may mắn mà đốI vớI họ việc theo đuổI những hạnh kiểm này đi kèm vớI những căng thẳng không thể nào chịu được?

Thực hành thứ hai, swadhyaya, nghĩa là nghiên cứu các cuốn sách thực sự quan tâm việc bạn là một con ngườI bất tử. Hãy từ bỏ việc đọc tràn lan không phân biệt, và nghiên cứu những gì có lợI cho sự tiến bộ của bạn. Thực hành thứ ba, ishwara-pranidhana, nghĩa là sự thành tâm vớI God, nhưng là God được hiểu bởI ngườI Hindu, như là một Con NgườI hoàn hảo lan toả tất cả mọI sự vật, cuộc sống của thế giớI này, nhận thức vĩ đạI mà trong đó mỗI chúng ta chỉ là một phần nhỏ, cũng như cơ thể chỉ là một phần của vật chất trong thế giớI này. NgườI thành tâm phảI tập thói quen nhìn thấy God trong mọI vật, nhận tất cả mọI thứ như là từ bàn tay của God. “Tất cả mọI thứ nhận được là một món quà,” đó là một câu ngạn ngữ Hindu; hơn thế nữa, đó là một món quà từ God, được ban ra vớI một sự thông thái hoàn hảo, để do đó được nhận vớI sự mừng vui thật lòng nhất. Đằng sau đôi mắt của mỗI ngườI mà anh ta gặp một ngườI thành tâm cũng phảI thấy sự linh thiêng. Cách chào thông thường của ngườI Hindu, do đó (vớI đôi tay chắp lạI, như cách ngườI phương Tây cầu nguyện) trông rất lạ đốI vớI ngườI phương Tây, bởI vì cử chỉ đó giống như là cầu nguyện. Đó chính là cầu nguyện – sự thừa nhận God trong ngườI đồng loạI của chúng ta. Thực hành này phát triển những tình cảm đúng đắn; ý nghĩ đúng đắn trước đó; và đầu tiên nhất, sử dụng ý chí đúng đắn trong công việc; và cả ba thứ này hợp lạI, theo đuổI kiên trì sau một thờI gian, sẽ tấn công mạnh mẽ vào năm thứ bệnh.

MườI điều răn

NgườI tập bây giờ đã đi qua giai đoạn sơ khởi. Anh sẵn sàng cho tám cấp bậc của yoga. Những bậc này có thể được chia ra làm ba nhóm: Hai bậc về đạo đức, ba bậc có tính bề ngoài, và ba bậc hướng về bên trong. Hai bậc về đạo đức mỗI bậc có năm quy định, mà một ngườI phảI thực hành trong đờI sống hàng ngày. Gom lạI chúng tạo thành cái mà ta có thể gọI là ‘mườI điều răn’:”Không được (a) sát hạI ngườI khác, (b) nói dốI, (c) trộm cắp, (d) mất tự chủ, và (e) tham lam.” Năm điều thứ hai là :”PhảI (a) sạch sẽ, (b) bằng lòng, (c) tự chủ, (d) siêng năng và (e) tận tình.” Tôi sẽ không dừng lạI để nói về những điều này, mà chỉ nói rằng không một ai sẽ được dạy bởI các ngườI thầy Ấn Độ ngoạI trừ anh ta quyết tâm đạt được chúng một cách hoàn hảo, và ngoại trừ anh đã đạt được cái mà thế giớI gọI là ở một bậc rất cao.