Karma Yoga

Karma Yoga
Swami Vivekananda

Chương 1

Ảnh hưởng của Karma lên tính cách.

Từ Karma bắt nguồn từ Kri trong tiếng Sanskrit (tiếng Phạn), nghĩa là làm; tất cả các hành động là Karma. Theo sát nghĩa, từ này cũng có nghĩa là hệ quả của các hành động. Trong bốI cảnh của siêu hình học (metaphysics), đôi khi nó có nghĩa là hậu quả, mà các hành động trong quá khứ là các nguyên nhân. Nhưng trong Karma-Yoga chúng ta chỉ dùng từ Karma vớI ý nghĩa là công việc. Mục đích của nhân loạI là kiến thức. Đây là một lý tưởng đặt ra trước chúng ta bởI triết lý phương Đông. Thú vui không phảI là mục đích của con ngườI, mà là kiến thức. Thú vui và hạnh phúc sẽ đi đến điểm kết thúc. Sẽ là một lỗI lầm nếu cho rằng thú vui là mục đích. Nguyên nhân của tất cả các đau khổ chúng ta có trong thế giớI này là do con ngườI suy nghĩ một cách ngớ ngẩn rằng thú vui là lý tưởng mà họ cố gắng đạt tới. Sau một thờI gian con ngườI tìm thấy rằng không phảI hạnh phúc, mà kiến thức, chính là cái mà anh ta đi tớI, và rằng cả thú vui và đau khổ là những ngườI thầy vĩ đạI, và rằng anh ta học nhiều thứ từ những cái xấu cũng như là những cái tốt. Khi thú vui và đau khổ đi qua linh hồn của anh ta chúng để lạI trên đó các hình ảnh khác nhau, và kết quả của những ấn tượng gộp lạI là cái mà chúng ta gọI là “tính cách” của một người. Nếu chúng ta lấy tính cách của bất cứ ngườI nào, nó thực sự chỉ là sự tổng hợp của các xu hướng, tổng số chung của các khuynh hướng trong đầu anh ta; ta sẽ thấy sự đau khổ và hạnh phúc là những yếu tố bằng nhau trong sự hình thành tính cách đó. Tốt và xấu có một phần bằng nhau trong hun đúc lên tính cách, và trong một số trường hợp đau khổ là một ngườI thầy vĩ đạI hơn là hạnh phúc. Trong việc nghiên cứu những tính cách vĩ đạI mà thế giớI đã từng sản sinh, tôi dám nói rằng, trong phần lớn các trường hợp, ta sẽ tìm thấy rằng sự đau khổ dạy được nhiều điều hơn là hạnh phúc, chính là sự nghèo khó dạy được nhiều hơn là của cảI, chính là những cú đấm đem ra những ngọn lửa bên trong họ hơn là những lờI khen.

Bây giờ kiến thức, một lần nữa, là bản chất vốn có của con người. Không có kiến thức đến từ bên ngoài; tất cả đều là ở bên trong. Cái mà chúng ta nói một ngườI “biết”, nên, theo sát ngôn ngữ tâm lý học, phảI là cái mà anh ta “khám phá” hay “vén màn”; cái mà một ngườI “học” thực sự là cái mà anh ta “khám phá”, bằng cách gỡ bỏ tấm che khỏI linh hồn của anh ta, là một kho tàng vớI vô hạn kiến thức.

Chúng ta nói rằng Newton khám phá ra trọng lực. Chẳng lẽ là nó đang ở đâu đó trong một góc nào đó chờ ông? Nó ở trong đầu ông ta; thờI điểm đã đến và ông tìm ra nó. Tất cả kiến thức mà thế giớI đã từng nhận được đến từ trí óc; thư viện vô hạn của vũ trụ là trong bản thân đầu óc của chính chúng ta. Thế giớI bên ngoài chỉ đơn giản là một lờI đề nghị, một cơ hộI, để đặt bạn vào việc nghiên cứu chính đầu óc của mình, nhưng mục đích của sự nghiên cứu luôn luôn là đầu óc của chính bạn. Sự kiện quả táo rơi đưa ra lờI đề nghị cho Newton, và ông nghiên cứu đầu óc của chính mình. Ông sắp xếp lạI các liên kết suy nghĩ trước đó trong đầu ông và khám phá ra một liên kết mớI trong đầu, mà chúng ta gọI là định luật trọng trường. Điều đó không phảI là nằm bên trong quả táo cũng không phảI là bên trong bất cứ thứ gì trong trung tâm trái đất.

Tất cả kiến thức, do đó, thuộc về trần tục hay là thuộc về tâm linh, là ở trong đầu óc. Trong nhiều trường hợp nó không được khám phá, nhưng vẫn còn được che đậy, và khi màn che phủ được kéo đi một cách chầm chậm, chúng ta nói, “Chúng ta đang học,” và sự tiến bộ của kiến thức được xác định bởI sự tiến bộ của quá trình kéo màn. NgườI mà tấm màn này đã được vén lên là ngườI biết được nhiều hơn, ngườI mà tấm màn này vẫn còn dày là ngườI không biết, và ngườI mà tấm màn này đã hoàn toàn biến mất là ngườI biết tất cả, thông suốt mọI sự, hay là ngườI toàn trí toàn thức. Đã từng có những ngườI toàn trí toàn thức, và tôi tin, sẽ có những ngườI nữa; và rằng sẽ có vô số những ngườI nữa trong những chu kì kế tiếp. Giống như tia lửa trong viên đá lửa nhỏ, kiến thức tồn tạI trong đầu óc; lờI đề nghị chỉ như là lực ma sát làm lửa toé ra. Cũng như vậy đốI những tình cảm và hành động của chúng ta — những giọt nước mắt và những nụ cườI, những niềm vui và nỗI buồn, những lần khóc hu hu rồI cườI nghiêng ngả, những lờI nguyền rủa và những lờI ban phước lành, những lờI khen và những lờI oán trách – trong mỗI thứ này chúng ta có thể tìm thấy, nếu như chúng ta bình tâm nghiên cứu bản thân, để làm bật chúng ra khỏI từ bên trong chúng ta sau nhiều cú đánh. Kết quả là những gì làm thành chúng ta. Tất cả những cú đánh này gộp chung lạI gọI là Karma – công việc, hành động. MỗI cú đánh về tinh thần và thể xác lên linh hồn chúng ta, như thể làm toé lửa từ đó, và từ đó quyền năng và kiến thức được khám phá, là Karma, từ này được dùng vớI nghĩa rộng nhất của nó. Do đó  chúng ta đang làm ra Karma trong mọI lúc. Tôi đang nói vớI bạn: đó là Karma. Bạn đang lắng nghe: đó là Karma. Chúng ta thở: đó là Karma. Chúng ta đi dạo: Karma. Tất cả mọI việc mà chúng ta làm, thể chất hay tinh thần, là Karma, và nó để lạI dấu ấn trên chúng ta.               
Có một số công việc là tổng số tích luỹ của nhiều việc nhỏ hơn. Nếu đứng gần bờ biển và lắng nghe tiếng sóng vỗ vào bờ đá, chúng ta nghĩ rằng tiếng ồn thật lớn, nhưng ta biết rằng một ngọn sóng thực sự bao gồm hàng triệu hàng triệu con sóng nhỏ. MỗI con sóng nhỏ này tạo ra một tiếng động, thế nhưng ta không nghe thấy; chỉ khi nó trở thành một tiếng động tổng hợp đủ lớn thì ta mớI nghe được. Tương tự như vậy, mỗI rung động của trái tim là công việc. Có một số loạI công việc ta cảm thấy được và chúng trở thành rõ ràng đốI vớI chúng ta; chúng là, cùng một lúc, là tổng số của nhiều việc nhỏ hơn. Nếu như bạn muốn đánh giá tính cách của một con ngườI, hãy đừng nhìn vào những thành tựu to lớn mà anh ta đạt được. Bất cứ ngườI ngớ ngẩn nào cũng có thể trở thành anh hùng không lúc này thì lúc khác. Hãy nhìn một ngườI làm công việc thường xuyên nhất của anh ta; những điều này thực sự là những điều sẽ nói cho bạn biết tính cách thật sự của một con ngườI vĩ đại. Có những cơ hộI nổI lên mà ngay cả con ngườI thấp kém nhất cũng trở nên vĩ đạI theo một cách nào đó, nhưng ngườI duy nhất thật sự vĩ đạI là ngườI luôn luôn có tính cách vĩ đạI, không thay đổI mặc cho là anh ta ở nơi đâu.                 

Ảnh hưởng của karma lên tính cách là một thế lực mạnh mẽ nhất mà con ngườI phảI đốI phó. Con ngườI, mặc nhiên, là trung tâm, và đang thu hút tất cả thế lực của vũ trụ về phía anh ta, và trong trung tâm này các thế lực hợp nhất lạI tất cả và lạI gửI chúng đi trong một dòng năng lượng lớn. Một trung tâm như vậy là một con ngườI thực sự — một ngườI toàn năng, thông suốt mọI sự — và anh thu hút toàn bộ thế giớI về phía anh ta. Tốt và xấu, đau khổ và hạnh phúc, tất cả đều chạy về phía anh và bao phủ anh ta; và trong số chúng anh ta thích một dòng xu hướng chủ lực được gọI là tính cách và ném nó ra ngoài. Vì anh ta có quyền năng thu hút vào bất cứ thứ gì, do đó anh ta cũng có quyền năng ném nó ra.

Tất cả các hành động mà ta thấy trong thế giớI này, tất cả các chuyển động trong xã hộI loài ngườI, tất cả các công việc xung quanh chúng ta, chỉ đơn giản là sự trưng bày của ý nghĩ, sự biểu thị của ý chí con người. Máy móc hay các thiết bị, các thành phố, tàu thuyền, những ngườI ra trận, tất cả những thứ này chỉ đơn giản là biểu thị của ý chí con ngườI; và ý chí này được làm nên bởI tính cách, và tính cách được sản sinh ra bởI Karma. Cũng như là Karma, sự biểu thị của ý chí cũng vậy. Những ngườI tràn đầy ý chí thế giớI này đã sản sinh tất cả đều là những ngườI làm việc cật lực — những linh hồn vĩ đạI, vớI những ý chí đủ mạnh để xoay chuyển thế giớI, ý chí mà họ có được thông qua các công việc kiên trì, thông qua thờI đạI này đến thờI đạI khác. Một ý chí vĩ đạI như là của Buddha hay của Jesus không thể nào đạt được thông qua một kiếp sống, bởI vì chúng ta biết cha mẹ họ là ai. NgườI ta không biết rằng liệu là cha mẹ họ đã từng nói ra một điều gì đó tốt lành cho nhân loại. Hàng triệu và hàng triệu ngườI thợ mộc như là Joseph đã qua đi; và hàng triệu ngườI khác vẫn còn đang sống đó. Hàng triệu và hàng triệu vị vua tầm thường như cha của Buddha đã từng ở trong thế giới. Nếu như chỉ là một trường hợp cha truyền con nốI, làm sao bạn giảI thích được vị hoàng tử tầm thường này, ngườI có lẽ đã không được tuân theo bởI chính ngườI hầu cận ông ta, sản sinh đứa con trai mà phân nửa thế giớI tôn thờ? Làm thế nào mà bạn có thể giảI thích được vịnh sâu ngăn cách giữa ngườI thợ mộc và con của ông, ngườI mà hàng triệu ngườI trên thế giớI tôn thờ? Làm thế nào mà bạn giảI thích được hố sâu ngăn cách giữa sự di truyền. Ý chí vĩ đạI của Buddha và Jesus tung ra trên toàn cả thế giớI, ý chí này từ đâu mà ra? Từ đâu mà sự tích luỹ của quyền năng này có được? Nó phảI có sẵn ở đó từ thờI đạI này sang thờI đạI khác, tiếp tục phát triển lớn dần và lớn dần, cho đến khi nó bùng nổ ra trên toàn xã hộI như là Buddha hay là của Jesus, tiếp tục cho đến tận ngày hôm nay.

Tất cả những thứ này được xác định bởI Karma, công việc. Không ai có thể đạt được điều gì nếu như anh ta không kiếm được nó bởI sức lao động. Điều này là một quy luật vĩnh cửu. Chúng ta đôi khi nghĩ rằng điều đó không phảI là như vậy, nhưng qua một thờI gian dài chúng ta trở nên thuyết phục bởI điều đó. Một ngườI có thể phấn đấu cả đờI anh ta để trở nên giàu có; anh ta có thể lừa đảo hàng ngàn ngườI, nhưng cuốI cùng anh ta thấy rằng anh ta không xứng đáng trở nên giàu có, và cuộc đờI của anh ta trở thành một phiền toái và đầy lo âu phiền muộn. Chúng ta có thể tiếp tục tích luỹ những thứ cho vui thú của thể xác, nhưng chỉ những gì chúng ta kiếm được mớI thực sự là của chúng ta. Một ngườI ngớ ngẩn có thể mua tất cả cuốn sách trong thế giớI, và chúng sẽ ở trong thư viện của anh ta; nhưng anh ta chỉ có khả năng đọc những cuốn sách xứng đáng với anh ta; và sự xứng đáng này được sản sinh bởI Karma. Karma xác định chúng ta xứng đáng vớI cái gì và thứ gì chúng ta có thể tiêu hóa được. Chúng ta có trách nhiệm vớI những gì là chúng ta; và bất cứ thứ gì mà chúng ta mong muốn,  chúng ta có quyền năng tạo ra. Nếu như chúng ta trong hiện tạI là kết quả của những hành động trong quá khứ, chắc chắn cũng theo lập luận đó nhũng gì chúng ta mong muốn trong tương lai có thể được sản sinh bởI những hành động trong hiện tạI; do đó chúng ta phảI biết hành động như thế nào. Bạn sẽ nói, “Học cách làm việc thì có lợI ích gì? Bất cứ ai cũng phảI làm việc theo một cách nào đó trong thế giớI này.” Nhưng có một thứ làm phung phí năng lượng của chúng ta đi. Karma Yoga, theo như cuốn Gita, chỉ ra cách làm việc khôn ngoan và khoa học; bằng cách biết được phảI làm việc như thế nào, một ngườI có thể đạt được những hiệu quả lớn nhất. Bạn phảI nhớ rằng tất cả các công việc chỉ đơn thuần là để đem ra được bên ngoài các quyền năng đã có sẵn trong đầu, để làm thức tỉnh linh hồn. Quyền năng là ở bên trong mỗI con ngườI, cũng như là sự hiểu biết; các công việc khác nhau như là các cú đánh để đem chúng ra, để làm cho những ngườI khổng lồ này thức tỉnh.

Con ngườI làm việc vớI nhiều động cơ khác nhau. Không thể có công việc mà không có động cơ. Một số ngườI muốn danh tiếng, và họ làm việc vì danh tiếng. Một số ngườI khác muốn tiền, và họ làm việc vì tiền. Những ngườI khác muốn có quyền lực, và họ làm việc để đạt quyền lực. Một số ngườI khác muốn lên thiên đường, và họ làm việc vì mục đích đó. Một số ngườI khác muốn để lạI một tên tuổI khi họ qua đờI, như là họ làm ở Trung Quốc, nơi mà không một ai có một danh hiệu gì cho đến khi chết; và đó là một cách tốt hơn là của chúng ta. Khi một ngườI làm một điều gì đó rất tốt nơi xứ đó, ngườI ta phong tặng danh hiệu cao quý cho cha anh ta, ngườI đã qua đờI, hay là cho ông nộI anh ta. Một số ngườI làm việc vì các thứ đó. Một số ngườI theo các giáo phái Mohammedan (HồI giáo) làm việc cả đờI để có được một ngôi mộ lớn xây cho họ khi họ chết. Tôi biết có một số giáo phái, ngay khi một đứa trẻ vừa ra đờI, một ngôi mộ đã được chuẩn bị sẵn cho nó; điều đó đốI vớI họ là công việc quan trọng nhất một ngườI  phảI làm, và ngôi mộ càng lớn và càng tinh xảo, thì ngườI đó càng được cho là khấm khá hơn. Những ngườI khác làm việc vì ăn năn; họ gây ra đủ thứ tộI lỗI, sau đó dựng một đền thờ, hay là cho cho các vị thầy tu một thứ gì đó để mua chuộc họ và kiếm được một giấy thông hành lên thiên đường. Họ nghĩ rằng kiểu từ thiện này sẽ xoá tộI và họ sẽ không phảI chịu thuế cho những tộI lỗI của họ. Những thứ này là một vài động cơ làm việc khác nhau.

Làm việc chỉ là vì công việc. Có một vài ngườI thực sự là hạt muốI của trái đất trong mỗi đất nước và họ làm việc chỉ là vì công việc, họ không quan tâm đến danh tiếng, tên tuổI, hay là liệu họ có lên thiên đường hay không. Họ làm việc chỉ vì bởI những điều tốt lành sẽ phát sinh từ đó. Có những ngườI khác chỉ làm việc tốt cho ngườI nghèo và giúp cho nhân loạI từ những động cơ cao hơn, bởI vì họ tin vào làm việc tốt và yêu thích điều tốt. Động cơ vì danh tiếng và tên tuổI hiếm khi nào mang lạI những kết quả ngay lập tức, như là một quy luật; chúng sẽ đến vớI chúng ta khi chúng ta đã già và gần như đã xong vớI cuộc đời. Nếu như một ngườI làm việc mà không có động cơ ích kỉ nào, liệu là anh ta có đạt được điều gì hay không? Có, anh ta sẽ đạt được cái cao nhất. Tính không ích kỉ trả lạI nhiều hơn, chỉ là ngườI ta không có đủ kiên nhẫn để thực hành nó. Nó cũng trả lạI được nhiều hơn theo quan điểm sức khoẻ. Tình thương, sự thật, và tính không ích kỉ không chỉ đơn thuần là những từ bóng bẩy về đạo đức, nhưng chúng làm thành lý tưởng cao nhất của chúng ta, bởI vì trong chúng tiềm ẩn một sự biểu thị của quyền năng. Ban đầu, một ngườI có thể làm việc trong năm ngày, hay là chỉ trong năm phút, mà không có bất kì một động cơ ích kỉ nào, không cần suy nghĩ về tương lai, hay là thiên đường, hay là sự trừng phạt, hay là bất cứ thứ gì thuộc loạI đó, đã có trong anh ta khả năng trở thành một ngườI khổng lồ về mặt đạo đức. Thật khó mà làm được điều đó, nhưng trong trung tâm của trái tim chúng ta biết giá trị của điều đó, và điều tốt lành mà nó đem lại. Đó là biểu hiện vĩ đạI nhất của quyền năng – sự kiềm chế hết sức này; tự kiềm chế là một biểu hiện của quyền năng lớn hơn tất cả các hành động phát sinh. Một xe vớI bốn ngựa kéo có thể đổ dốc xuống một ngọn đồI không bị kiềm chế, hay là ngườI đánh ngựa có thể kìm cương ngựa lại. Cái nào là biểu diễn sức mạnh lớn hơn, để chúng thả dốc hay là giữ chúng lạI? Một viên đạn đạI bác bay xuyên qua không khí qua một đoạn dài rồI rơi xuống. Một viên khác bị chặn lạI trên đường bay vì đập phảI một bức tường, và sự va đập phát sinh một nhiệt lượng lớn. Tất cả các năng lượng phát ra theo một động cơ ích kỉ sẽ bị hao mòn dần đi; và nó sẽ không làm cho quyền năng quay trở lạI bạn; nhưng nếu kiềm chế, kết quả mang lại là sự phát triển của sức mạnh. Ý chí tự kiềm chế này có xu hướng tạo ra một ý chí phi thường, một tính cách làm nên Christ hay là Buddha. Những ngườI ngớ ngẩn không biết bí mật này; tuy nhiên họ vẫn muốn thống trị nhân loại. Ngay cả một ngườI ngớ ngẩn có thể thống trị cả thế giớI nếu như anh ta làm việc và chờ đợi. Hãy để anh ta chờ một vài năm, kiềm chế ý nghĩ thống trị ngớ ngẩn; và khi toàn bộ ý tưởng đó hoàn toàn qua đi, anh ta sẽ là một ngườI có quyền lực trong thế giới. Đa số chúng ta không thể thấy trước được vài năm, giống như là một số thú vật không thể nhìn được quá một vài bước. Chỉ một vòng tròn  nhỏ hẹp – đó là thế giớI của chúng ta. Chúng ta không có đủ kiên nhẫn để nhìn vượt qua, và do đó trở nên vô đạo đức và đầy tộI lỗi. Đây là điểm yếu của chúng ta, sự bất lực của chúng ta.

Ngay cả dạng thấp nhất của công việc cũng không được bị ghét bỏ. Hãy để một ngườI, ngườI không biết gì hơn là làm việc vì các mục đich ích kỉ, vì tên tuổI và danh vọng; nhưng mỗI ngườI nên luôn luôn cố gắng đạt được những động cơ cao hơn và cao hơn và hiểu chúng. “Chúng ta có quyền làm việc, nhưng không có quyền với các thành quả theo sau đó.” Hãy để thành quả yên ở đó. TạI sao phảI quan tâm đến kết quả? Nếu như bạn muốn giúp một ngườI, không bao giờ suy nghĩ về thái độ của ngườI đó sẽ như thế nào đốI vớI bạn. Nếu như bạn muốn làm một việc vĩ đạI hoặc là một việc tốt, đừng phiền lòng nghĩ rằng kết quả sẽ như là thế nào.

Sẽ phát sinh một câu hỏI khó về lý tưởng làm việc này. Hoạt động cật lực là cần thiết; chúng ta phảI luôn luôn làm việc. Chúng ta không thể sống một phút mà không làm việc. Vậy thì cái gì là nghỉ ngơi? Đây là một mặt của đấu tranh–cuộc sống, trong đó chúng ta bị cuốn xoay đi như chong chóng. Và đây là mặt thứ hai – đó là sự bình yên, xa lánh mọI ngườI: tất cả chung quanh đều bình yên, có rất ít tiếng ồn cùng những màn trình diễn, chỉ có thiên nhiên vớI muôn thú, hoa cỏ và đồI núi. Cả hai không có cái nào là bức tranh lý tưởng cả. Một ngườI thường quen vớI sự cô độc, nếu như được đem ra va chạm vớI thế giớI sôi động, sẽ bị chà đạp bởI nó; cũng giống như một con cá sống dướI nước sâu, chỉ vừa mớI được đem lên cạn, sẽ bị nổ tan ra thành từng mảnh, vì thiếu trọng lực của nước giữ nó lạI thành một khối. Có thể nào một ngườI thường sống trong sự sôi động và hốI hả của cuộc sống có thể sống dễ dàng nếu như anh ta đến một nơi yên tĩnh? Anh ta phảI chịu đựng và có thể sẽ mất trí. Con ngườI lý tưởng là ngườI mà, giữa sự im lặng và cô độc quạnh hiu nhất, tìm thấy hoạt động mãnh liệt nhất, và giữa những hoạt động náo nhiệt nhất tìm thấy sự lặng im và cô độc của sa mạc. Anh ta đã học được bí mật của sự kiềm chế, anh đã tự điều khiển chính mình. Anh đi qua những con đường trong thành phố lớn vớI xe cộ náo nhiệt, và đầu óc anh vẫn bình yên như thể là anh ta đang ở trong một hang đá, nơi mà không một âm thanh nào có thể vọng tớI tai anh ta; và anh làm việc cật lực trong mọI lúc. Đó chính là mức lý tưởng của Karma Yoga, và nếu như bạn đạt đến được mức đó bạn thực sự và học được bí mật của công việc.

Nhưng chúng ta phảI bắt đầu từ ban đầu, để nhận lấy những công việc khi chúng tớI tay chúng ta và chầm chậm làm chúng ta bớt ích kỉ đi qua từng ngày. Chúng ta phảI làm việc và tìm ra được động cơ thúc đẩy chúng ta; và, hầu như là không có ngoạI lệ, trong những năm ban đầu, chúng ta sẽ thấy rằng động cơ làm việc chúng ta luôn luôn ích kỉ; nhưng dần dần sự ích kỉ này sẽ tan dần đi bằng sự kiên trì, cho đển cuốI cùng sẽ đến một thờI điểm mà chúng ta có khả năng làm những công việc không ích kỉ. Chúng ta tất cả có thể mong rằng một ngày nào đó, khi chúng ta phấn đấu thông qua các con đường khác nhau của cuộc đờI, sẽ có một ngày khi mà chúng ta sẽ trở thành hoàn toàn không ích kỉ; và khoảnh khắc mà chúng ta đạt được điều đó, tất cả quyền năng của chúng ta sẽ tập trung lạI, và kiến thức của chúng ta sẽ hiện ra một cách rõ ràng.

Chèn hình ảnh trong Latex

Xin chào mọi người. Trong bài viết này Dự muốn chia sẻ kinh nghiệm cùng mọi người về cách chèn hình ảnh trong LaTex. Chúng ta có thể chèn nhiều loại hình ảnh khác khau như a) *eps. *.ps, b) *. png, *.jpg, *.pdf,… dùng package graphics (hoặc psfig, pdffig) của LaTex. Thường thì để chạy những LatTex files chứa file hình thuộc nhóm a) thì ta thực hiện lệnh latex, còn cho những file có chứa hình nhóm b) thì ta chạy bằng lệnh pdflatex. Dưới đây, mình muốn đưa ra một ví dụ cụ thể chèn file matlab.eps vào LaTex, file này được export từ Matlab (các bạn co thể download matlab.eps bằng cáck click vào nó)

Một ví dụ đơn giản để chèn file hình matlab.eps trong LaTex có thể viết như sau:

\documentclass{article}
\usepackage{graphicx}
\begin{document}
\begin{figure}[htb]
\begin{center}
\includegraphics[width=115mm]{matlab}
\caption{This is a figure.}
\end{center}
\end{figure}
\end{document}

File tex mang nội dung trên ở đây eps_example.tex.

Ở đây, htb LaTex hiểu rằng vị trí ưu tiên cho matlab.eps là: here, top rồi bottom. Còn câu cú đầy đủ của lệnh \includegraphics như sau:
\includegraphics[parameters]{filename}
Ở đây parameters là môt danh sách của các options được ngăn cách bởi dấu phẩy: bb=llx lly urx ury (ll=lower left, up=upper right ), width=h_length, height=v_length, angle=angle, scale=factor, clip=true/false, draft=true/false. Và llx lly urx ury,h_length, height=v_length, angle, factor, true/false là những tham số mình chọn. Thường thì các giá trị llx lly urx ury của bb (bounding box) mình không cần phải đụng tới, thường nằm ở mấy dòng đấu tiên của file hình eps. File hình dạng eps thường nhỏ hơn nhiều sơ với file dạng *jpg,*.gif nhiều vì nó được viét dưới dạng câu lệnh. Nếu bạn mở file matlab.eps bằng chương trình Wordpad hoặc Notepad thì sẽ thấy những câu lệnh của matlab.eps và các tham số cho bounding box thường nằm ở mấy dòng đầu tiên. Còn tham số angle ở đây mang đơn vị là độ, ví du angle=-90 thì sẽ quay hình 90 độ cùng chiều kim đồng hồ.

Các bạn thử chạy file rồi nghịch với các tham số của lệnh includegraphics xem sao, mình thích dùng file dưới dạng pdf nên thường chạy : latex -> dvips ->pspdf để có file pdf.

Giả sử trong file hình matlab.eps, có một số chỗ mình muốn sửa đổi thành các công thức Toán trong file latex. Ví dụ, mình muốn đổi Curve1111 Curve2222 thành e^{-0.2t}\sin(t) e^{-0.2t} \cos(t) thì sao? Cái này khó quá phải không vì làm sao mà LaTex có thể chỉnh sửa trong file hình gốc *matlab.eps* được? Điều kỳ diệu nằm trong package *PSfrag* của LaTex. Các bạn thử chạy ví dụ psfrag_example.tex của John Leis thì sẽ thấy điều kỳ diệu này.

Dự

PS. Bài kỳ tới: Vẽ hình trong LaTex.

Làm toán kiếm cơm

Ngày xửa, ngày xưa …, khi còn học toán tại trường Khoa Học Tự Nhiên (Sàigòn), tôi có vài lần nghe thầy  Dương Minh Đức nói: “Làm toán kiếm cơm”. Mặc dù không thích lắm cách nói nôm na này, tôi vẫn nhận lấy và mong rằng nó sẽ đúng. Nay lấy ý mình mà thử gẫm lại xem dụng ý của thầy:

1. Những năm của thập niên 1990, lương thầy cô ba cọc ba đồng, nói tránh là lương không đủ sống, nói toạc ra là lương chết đói. Những người trong ngành toán phải làm nghề tay trái nào đó để kiếm sống, thật vô vàn khổ cực, lấy đâu ra thì giờ, tâm trí để làm toán. Xã hội là như vậy, nên các sinh viên rất do dự khi chọn học toán. Trước tình trạng đó, thầy muốn khẳng định là nếu chọn toán là nghề của mình thì vẫn sống được. Bằng cách đó, thầy muốn giúp các sinh viên yêu toán bớt lo lắng về vấn đề sinh nhai sau này mà mạnh dạn bước vào con đường toán học. Theo nghĩa này, câu “Làm toán kiếm cơm” đúng chứ chẳng phải là lời đương mật. Chính thầy đã chứng minh điều đó. Thật ra thầy đã thành công (không hẳn vì câu nói trên) khi ngày càng nhiều sinh viên chọn vào học toán và tiếp tục nghiên cứu toán sau bậc đại học.

2. Nếu làm nghề toán thì cũng như các ngành nghề khác, mình phải giỏi, thật giỏi. Nếu không giải được toán thì sao mà kiếm được tiền do làm toán? Nhưng các bài toán dễ người ta giải sạch rồi, chỉ còn những bài gai góc mà thôi! Thầy ví von: “Những hạt ngọc trên mặt đất, người khác nhặt rồi, muốn tìm ngọc quý, mình phải đào xới thật sâu.” Nếu làm toán phớt phơ, bạn nghĩ mình sẽ tìm được gì?

Rồi hoàn cảnh đổi thay, các sinh viên toán trong khoa có cơ hội đi học nước ngoài, tiếp xúc với nền toán học thế giới, học hỏi bao điều hay của người từ kiến thức đến phong cách làm việc. Mối bận tâm về tiền bạc cũng không còn bức bách. Câu nói ngày xưa chỉ mờ mờ trong trí nhớ. Sau nhiều năm miệt mài, họ đạt đuợc những mảnh bằng tiến sĩ, rồi bắt đầu ra đời tìm việc làm, tranh cạnh với người để tồn tại, để khẳng định mình … Có khi nhắc lại “Làm toán kiếm cơm”, tưởng cũng chẳng sai là mấy.

Nhưng nay đã qua thế kỷ 21, đầu óc mở mang, môi trường xã hội và việc làm (nước ngoài) thuận lợi, mà vẫn nhai lại lời xưa của thầy, chẳng thấy hổ thẹn lắm sao? Câu nói kia chỉ còn đúng một phần mà thôi. Nếu khư khư giữ lấy nghĩa đen, coi làm toán chỉ như một phương tiện kiếm sống qua ngày thì thật đã giết chết hồn toán mất rồi. Tôi không muốn là kẻ chỉ ôm xác toán béo mập. Đến đây bạn hỏi: “Vậy làm toán để làm gì?” Nếu bạn là kẻ yêu toán, sao lại hỏi thế kia. Tôi tạm nói một điều: “Làm toán để Mở”.

Hoàng Thạch Luân (Minnesota, 27-6-2007)

Hải ngoại huyết thư. I(3)

Phan Bội Châu (1906)

Lê Đại dịch ra thơ Quốc ngữ.

PHẦN ĐẦU (tiếp và hết)

Còn một lũ trong vòng quan lại,
Mượn người làm, nghĩa phải chi công.
Ấy là nó vẫn căm lòng,
Đường chưa thuộc, lối chưa thông, lẽ nào!
Một năm kể biết bao lương phí,
Lấy Nam nhân lại trị Nam nhân,
Seo(8) mạch nước, róc xương dân,
Quăng cho một lũ chó săn, chim mồi.
Khi nó đã thuộc nơi phong thổ,
Mỏ nó khai, người nó nó dùng.
Thương ôi! Cái lũ làm công,
Cơm thừa, canh cặn, thôi xong, còn gì!
Quạt mùa thu(9), rồng khi thôi bái,(10)
So người mình giá trị còn hơn.
Đem thân ở chốn doanh hoàn,
Người mình thôi chắc có toàn được vay?
Thịt bác tước lâu ngày mòn mỏi,
Của tham tàn đầy túi kinh doanh.
Pháp kia nó tính đã sành,
Cái điều diệt chủng thôi đành chẳng sai!
Nay còn lúc giốnng người chưa hết,
Chữ tự cường nên biết khuyên nhau.
Cũng người trong cõi năm châu,
Nó che tiếng nó, mình lo sự mình.
Nghĩa “bảo hộ” rành rành hai chữ,
Lẽ dám đâu làm cỏ nước nhà?
May còn được lúc bây giờ,
Hơi tàn còn thở, sức thừa còn đua.
Mượn thanh thế lân la ngoại quốc,
Đem anh hùng gánh vác giang sơn.
Cát lâu đắp cũng nên cồn,
Đá lâu lấp biển, ta còn giống ta.
Song ta vẫn còn là ngu dại,
Nay lần lừa tháng trải ngày qua.
Bâng khuâng luống những thẫn thờ,
Đã hồn hay ngủ, lại ma hay lười!
Sự toan bác một mai đến nỗi,
Thôi bây giờ biết hối được sao?
Từ nhà thế tộc quan cao,
Từ người thân sĩ, phú hào bình dân.
Khắp đến kẻ hành nhân tẩu tốt,
Cả giáo đồ khắp suốt mọi nơi,
Đội trời, đạp đất ở đời,
Sinh ra Nam quốc là người trượng phu.
Ai cũng bụng phục thù, báo quốc,
Thấy giống người nước khác ai ưa?
Cớ sao ngày tháng lần lừa,
Rụt rè như thể đợi chờ, ngóng mong?
Nước đến chân, sâu nông cũng lội,
Việc đương đầu, bể núi cũng qua.
Kìa xem gương chuyện ngày xưa:
Chiêm Thành, Lâm Ấp, bây giờ còn ai?
Ấy diệt chủng có hai đường ấy,
Người giống mình chắc cậy còn chăng?
Còn ta thì cũng may rằng,
Ví như hết cả, cũng đừng trách ai.
Qua bao dặm ngàn khơi, bể rộng,
Hại bao phen tàu, súng, binh, lương,
Công trình từ lúc mới sang,
Được hăm bảy vạn dặm trường nước ta!
Năm mươi triệu ngồi trơ ăn hại,
Nó lẽ đâu để mãi giống mình?
Vườn kia để cỏ sao đành?
Lợn kia nuôi béo thịt dành để chi?
Nó dẫu dại quyết thì không thế,
Mình có khôn, phải nghĩ mà suy.
Trời sinh ta có tội gì,
Sao cho gọi được hồn về nước ta!

(hết Phần Đầu)

(8) bào nạo

(9) mùa thu đếnm trời lạnh người ta không dùng quạt nữa

(10) rồng bằng giấy mã để cúng tế, khi lễ bái xong rồi, thì đốt rồng đi

Trích: Phan Bội Châu Toàn Tập. Tập 2.
Chương Thâu sưu tầm và biên soạn. NXB Thuận Hoá, Huế 1990

Phần Một: [1] [2] [3]
Phần Hai: [1] [2] . . . [n-1] [n]

A very interesting experiment

 

“fi yuo cna raed tihs, yuo hvae a sgtrane mnid too .

i cdnuolt blveiee taht I cluod aulaclty uesdnatnrd waht I was rdanieg. The phaonmneal pweor of the hmuan mnid, aoccdrnig to a rscheearch at Cmabr igde Uinervtisy, it dseno’t mtaetr in waht oerdr the ltteres in a wrod are, the olny iproamtnt tihng is taht the frsit and lsat ltteer be in the rghit pclae. The rset can be a taotl mses and you can sitll raed it whotuit a pboerlm. Tihs is bcuseae the huamn mnid deos not raed ervey lteter by istlef, but the wrod as a wlohe. Azanmig huh? yaeh and I awlyas tghuhot slpeling was ipmorantt! if you can raed tihs forwrad it.”

Source: this is all over the internet, I don’t know where it’s originally from.

Toán và chưởng của Kim Dung

Giáo sư hướng dẫn: sư phụ
Chứng minh đươc bài toán khó: nội công thâm hậu
Cửu âm chân kinh: cái này mỗi ngành có mỗi cuốn
Cửu dương thần công: chắc mỗi ngành có một cuốn
Định lý: chiêu thức
Hội nghị toán: đại hội võ lâm
Nhà toán học nổi tiếng: giáo chủ
Viết được nhiều bài báo: biết nhiều loại chưởng
Ngồi làm toán: đang luyện chưởng 🙂
Không còn nhớ định lý gì cả: lấy vô chiêu thắng hữu chiêu
Một ngành toán: một bang hay một giáo phái
Đi thuyết trình: múa chưởng
Đại học Princeton: Thiếu Lâm Tự
Làm toán nhiều quá nên trở nên hơi khác người: tẩu hoả nhập ma 🙂
Đọc sách toán: luyện kiếm tông
Giải bài toán: luyện khí tông
Carl Friedrick Gauss: Ma kiếm độc cô cầu bại
Thư viện: Tàng kinh các
Xin đi học Ph.D:tầm sư học đạo
Xong Ph.D : xuống núi lưu lạc chốn giang hồ 🙂
Xin grant: múa Đả cẩu bổng pháp 🙂
Ông nào xin được nhiều grant nhất: Bang chủ Cái Bang Hồng Thất Công

Mời các cao thủ tiếp tục so sánh 🙂

Hải ngoại huyết thư. I(2)

Phan Bội Châu (1906)

Lê Đại dịch ra thơ Quốc ngữ.

PHẦN ĐẦU (tiếp)

Nay lại kể đến bài dương bác:
Nó thấy mình xơ xác khó khăn,
Trong một nước, tám chín phần,
Người làm đã ít, người ăn rất nhiều.
Nó lại nghĩ bày mưu hiểm quyệt,
Mượn người làm, đành mất của thuê,
Đường đi lính, lối làm xe,
Xô vào một đám, sơn khê nghìn trùng,
Việc đông bắc nay công mai dịch:
Khi lấp sông, xẻ lạch, đào hào,
Người ta chẳng biết khuyên nhau,
Tham tiền nên phải đem đầu chết oan.
Vừa dạo nọ Thái Nguyên, Yên Bái,
Xương chật đường, máu nổi đầy sông.
Mình bao nhiêu nổi khốn cùng,
Nó càng mát ruột, cam lòng bấy nhiêu!
Kể như thế trăm chiều thảm thiết,
Còn gì là giống Việt Nam ta!
Làm cho tàn hại nước nhà,
Điều dương bác ấy thật là hiểm sâu.
Nó nuôi mình như trâu, như chó,
Nó coi mình như cỏ, như rơm,
Trâu nuôi béo, cỏ coi rờm,
Cỏ moi rễ cỏ, trâu làm thịt trâu.
Kìa xem nước đồng châu Nhật Bản,
Tàu với xe đưa đón hành nhân.
Đãi nhau tử tế muôn phần,
Khi ngồi, khi đứng, chỗ nằm, chỗ ăn.
Lúc đau yếu nom thăm đi lại,
Lấy đạo người mà đãi giống người.
Pháp kia nó vốn khác loài,
Kìa xem chúng đãi những người nước ta.
Xe đi lẫn lộn một toa xú uế,
Tàu ngồi riêng một xó ti-ô:
Dãi dầu ngày nắng, đêm mưa,
Ốm đau nó cũng thờ ơ mặc mình.
Đã như thế, trăm vành khinh rẻ,
Lại ra uy cậy thế cường quyền:
Quên trình vé, chậm đưa tiền,
Chân đà đá gót, tay liền phất roi.
Suy một việc đãi người như thế,
Nhục nhằn này có lẽ nào quên?
Vì ta một nỗi ngu hèn,
Gặp tay hung ác có tuyền được không?
Lại bảo nó có lòng tin dụng,
Có lẽ nào giết giống nước ta, …
Ấy là ta chẳng nghĩ ra,
Người ta khác giống sao mà nó tin.
Suy các thức thương quyền kỹ xảo,
Khắp mọi bề dương pháo hải quân,
Có tin nó đã dạy dần,
Dạy thì chẳng dạy, có phần nào tin?
Trường quốc học đặt tên Pháp Việt,
Dạy người Nam đủ biết tiếng Tây.
Đến như trăm thứ nghề hay:
Binh, cơ, điện, hoá không thầy dạy khôn!
Lối nông học hãy còn ngơ ngẩn,
Việc công trường thờ thẫn biết chi.
Trăm nghề pháp học tinh vi,
Người mình mình cứ ngu si mặc mình.
Mình như thế, dại đành là dại,
Nó mong cho ngu lại càng ngu,
Cứ trong bụng nó mà dò,
Bảo rằng tin dụng thực cho là nhầm,
Chừng trong khoảng mười năm giở lại,
Rồi đến câu “khất cái vô môn”(7)
Người càng yếu, của càng mòn,
Bấy giờ mới biết là ơn tin dùng!

(còn nữa)

(7) không biết đi ăn mày cửa nhà ai

Trích: Phan Bội Châu Toàn Tập. Tập 2.
Chương Thâu sưu tầm và biên soạn. NXB Thuận Hoá, Huế 1990

Phần Một: [1] [2] [3]
Phần Hai: [1] [2] . . . [n-1] [n]

Một kĩ thuật trong LaTex, Tex, MikTex…

Kĩ thuật nên biết khi dùng references, học được từ K.Z., có thể ai cũng biết rồi. xem sample file. Cụ thể: mình có thể bỏ tất cả nhưng tài liệu tham khảo vào chung một file cho nhiều bài báo. khi dùng, nó sẽ tự lấy bài cần lấy. I think it’s so cool.

NOTE: before use, rename sample.doc -> sample.tex and refs.doc -> refs.bib (WordPress does not allow to upload “strange” ending files)

Trang này (vnthuquan.net…) gõ tiếng Việt mệt quá.

Toa’n

refs.doc

sample.doc

Varadhan nhận giải Abel 2007

(tin cũ :-))

This year’s Abel Prize Laureate

The Norwegian Academy of Science and Letters has decided to award the Abel Prize for 2007, worth NOK 6,000,000 (USD 920,000, GBP 520,000, EUR 755,000) to Srinivasa S. R. Varadhan, Courant Institute of Mathematical Sciences, New York,

Abelprisvinneren 2007

for his fundamental contributions to probability theory and in particular for creating a unified theory of large deviations.

Nguồn: http://www.abelprisen.no/en/prisvinnere/2007/

Srinivasa S. R. Varadhan, Courant Institute of Mathematical Sciences, New York, nhận giải Abel năm 2007 từ vua Harald của NaUy. Lễ trao giải diễn ra tại University Aula, Oslo, vào ngày 22 tháng 5.

Diễn văn của Vardhan tại đây:
http://www.abelprisen.no/en/nyheter/nyhet.html?id=153

Bài giảng, phim ảnh:

http://www.abelprisen.no/en/prisvinnere/2007/

http://www.abelprisen.no/en/multimedia/2007/

Thơ Nguyễn Công Trứ

Đi thi tự vịnh

Đi không há lẽ trở về không
Cái nợ cầm thư phải trả xong
Rắp mượn điền viên vui tuế nguyệt
Dở đem thân thế hẹn tang bồng
Đã mang tiếng ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông
Trong cuộc trần ai, ai dễ biết
Rồi ta mới tỏ mặt anh hùng

Cây thông

Ngồi buồn mà trách ông xanh
Khi vui muốn khóc buồn tênh lại cười
Kiếp sau xin chớ làm người
Làm cây thông đứng giữa trời mà reo
Giữa trời vách đá cheo leo
Ai mà chịu rét thì trèo với thông

Vịnh mùa đông

Nghĩ lại thì trời vốn cũng sòng
Chẳng vì rét mướt bỏ mùa đông
Mây về ngàn Hống đen như mực
Gió lọt rèm thưa lạnh tựa đồng
Cảo mực hơi may ngòi bút rít
Phiếm loan cưởi nhuốm sợi tơ chùng
Bốn mùa ví nhữhg xuân đi cả
Góc núi ai hay sức lão tùng?

Hải ngoại huyết thư. I(1)

(Thư viết bằng máu từ nước ngoài gửi về)

Phan Bội Châu (1906)

Lê Đại dịch ra thơ Quốc ngữ. (chú thích của Đặng Thai Mai)

PHẦN ĐẦU

Người nước ta lạ là rất lạ,
Nông nỗi này nghĩ đã biết chưa?
Hay còn mê mẩn mơ hồ?
Hay còn hớn hở như trò chuyện chơi?
Này những kẻ hạnh tai, lạc hoạ(2)
Rặt là người tuấn nhã thông minh,
Ai ơi, xin chớ cậy mình,
Ngu mà ngu thế, thật rành là ngu!
Này những kẻ vong thù nhẫn sỉ,
Rặt là người phú quý vinh hoa,
Ai ơi! Xin chớ khoe ta,
Nhục mà nhục thế, thật là nhục thay!
Bởi trong nước người hay muốn lạ,
Đạo dung thường có giữ được đâu!
Sợ rồi chẳng được bao lâu,
Tôi xin kể hết mấy như sau điều:
Một là nó trăm chiều toan bác(3),
Nghĩ thế nào diệt được giống ta.
Hai là ta cứ lần là,
Giống vàng ta hẳn rồi ra còn gì!
Suy các thứ thổ nghi vật sản,
Trong nước nước mình vạn vạn thức hay
Đến như trăm thức đồ Tây,
Xem không một thức nào tay thợ mình!
Thợ đã vụng, đồ đành xấu xí,
Nó có tham, tham vị hoá tài(4).
Huống năm mươi triệu con người,
Của đâu nó để cho người ăn không?
Âu là nó phải dùng chước nó,
Mượn dao găm giết bỏ giống ta,
Cứ trong lẽ ấy suy ra:
Một là dương bác(5), hai là âm toan(6).
Nghĩ âm toan trước bàn cho tỏ:
Vốn nó tham vì của nước mình:
Ví ngay vét sạch sành sanh,
Kế cùng ta phải liều mình không thôi.
Năm mươi triệu há ngồi chịu chết?
Cũng có phen kịch liệt một lần.
Sao bằng nó lấy dần dần,
Mỗi năm một thuế, mỗi phần một tăng.
Người chịu thuế nai lưng cố đóng,
Của lâu ngày hết rỗng trơ trơ.
Kìa như thuế chợ, thuế đò,
Thuế đinh, thuế thổ, thuế chồ mà đi …
Trăm thứ thuế, thuế gì cũng ngặt.
Rút chặt dần như thắt chỉ se,
Miền kẻ chợ, phía nhà quê,
Của đi có lối, của về thì không!
Ví như giống hồ trùng cổ hoặc(7),
Làm cho người mặt quắt, thịt rơi,
Ví như giống rắn nuốt voi,
Máu kia đã hết, thịt rồi cũng tan!
Ấy cái nghĩa âm toan là thế,
Người giống mình hồ dễ còn đâu.
Sợ rồi chẳng được bao lâu,
Của ăn cũng hết, còn đâu giống người.

(còn nữa)

(2) sống sung sướng, vui vẻ với tai vạ của người khác
(3) bóc lột đến ráo riết
(4) tham vì tiền vì của của ta
(5) bóc lột ra mặt
(6) bóp nặn ngấm ngầm

Trích: Phan Bội Châu Toàn Tập. Tập 2.
Chương Thâu sưu tầm và biên soạn. NXB Thuận Hoá, Huế 1990

Phần Một: [1] [2] [3]
Phần Hai: [1] [2] . . . [n-1] [n]

Chúc mừng Dr. Minh Hoai Nguyen

Anh Nguyễn Hoài Minh đã bảo vệ Tiến Sĩ vào lúc 14h ngày 18/06/07, tại phòng 0C02, 175 rue du Chevaleret (metro
Chevaleret, ligne 6) Paris, France.

Title: “New estimate of topological degree and characterizations of Sobolev spaces”

Thông tin về luận văn có ở đây.

Chúc mừng tiến sĩ Nguyễn Hoài Minh.

Hài kịch bóng đá

Một bài thơ.

Một mình trong căn phòng vắng
Ánh nến nhạt nhòa hắt hiu,
Giọt cà phê sao thật đắng
Cô đơn tràn đến thật nhiều.

Gió ngoài hiên lay rất khẽ
Trăng treo vô cảm lưng trời
Sương đêm xuống dần lặng lẽ
Bàng hoàng… Một chiếc lá rơi…

Chỉ nghe phập phồng hơi thở
Chỉ nếm vị buồn rơi mau
Chỉ thấy những hình tim vỡ
Chỉ biết lòng mình đang đau…

Lê Hoàng Long.

P.S. Hôm trước tình cờ qua một diễn đàn, thấy có bài thơ của mình đăng trên đó mà không thấy tên của mình chỗ nào cả. Mình post reply, hỏi lại người ta mà cũng chưa thấy trả lời chi. Bài này trước đây mình đã gửi một số anh em đọc rồi, bây giờ đăng lại lên đây để “khẳng định chủ quyền” 🙂 .

Truyện cười

Vào lúc 11:00h tối, có một anh chàng chạc tuổi 20 đứng giữa một cánh đồng trống để đón xe buýt về thành phố. Anh ta đứng mãi mà chẳng thấy một chiếc xe nào chạy ngang. Đến đúng 12:00h đêm có 1 chiếc xe chạy đến, anh ta vội quắc chiếc xe vào xin được đi nhờ vào thành phố. Anh ta leo lên xe và ngủ thiếp đi vì mệt mỏi. Trời mưa rất to và một tiếng sét đánh xuống nghe chói tai đã làm cho anh chàng tỉnh giấc. Anh ta đã mất hồn khi không nhìn thấy tài xế lái xe mà xe vẫn chạy, anh ta đã la lớn: “MA”. Bất ngờ có tiếng đằng sau nói lại: “Ma cái thằng cha mày chứ ma, tao đẩy xe mệt chết mẹ”.

Nguồn: k rõ