Xoá mù Beamer

Tôi gửi lên đây file Tex thật đơn giản dùng Beamer để tạo slide show cho buổi thuyết trình. Bạn đọc bỏ qua các ký hiệu và công thức rối mắt, chỉ coi các lệnh cơ bản cần dùng. Các lệnh được giải thích ngắn gọn trong TeX file này. Vì quy định của WordPress nên tên file là .doc, bạn nhớ đổi lại thành .tex rồi dịch ra pdf file.

veryeasybeamer-blog

Tuy đơn giản nhưng cũng đủ để tạo nên một cuộc thuyết trình tiện lợi, hiệu quả, và đẹp mắt. 🙂

Tạo database cho bibtex

Bibtex được dùng để quản lý và trích dẫn các tài liệu tham khảo cho các bài báo khoa học hay sách. Bibtex dễ xài (anh N. T. Toán có ví dụ trên blog), nhưng cần dữ liệu (database). Điều này làm nhiều người chùn bước vì không muốn phải ngồi gõ thông tin tài liệu trước khi dùng được Bibtex. Tuy nhiên, đối với các bài báo toán học thì MathSciNet sẽ giúp ta dễ dàng tạo ra dữ liệu cần thiết (mà không cần ngồi mổ bàn phím làm gì!). Sau đây là các bước thực hiện:

  • Vô MathsciNet tìm các bài báo, sách mình muốn. Nhấn vô Clipboard dưới từng bài.
  • Khi đó, mục mới ClipBoard hiện ở hàng menu góc phải, phía trên. Nhấn vô đó.
  • Sang trang mới: Drop down menu (select format): chọn Citations (bibTex), rồi nhấn Save Clip. (mấy thứ khác nhìn cũng hay nhưng mình không biết xài!)
  • Copy and Paste (happily).

Tất nhiên bài nào chưa lên MathSciNet thì mình phải gõ rồi.

Chú ý là MathSciNet tự động tạo Keys/Labels cho các tài liệu. Để cho dễ xài thì mình nên sửa lại các Labels này.

Tìm Label của tài liệu cần trích dẫn: Cách đơn giản nhất là bạn tìm ngay trong file bibtex bằng chức năng “Search” chẳng hạn. Tuy nhiên nếu bạn thấy file tex này rối mắt thì có một cách khác lòng vòng hơn, nhưng nhìn lại đẹp mắt như sau. Viết một file Latex khác có dùng bibtex và gói (package) Showkeys. Dùng lệnh \nocite{*} để liệt kê mọi tài liệu trong file bibtex. Dùng PDFLaTeX để tạo (hay chuyển file dvi thành) file pdf rồi “search” danh sách tài liệu có kèm theo labels trong file pdf này.

Bây giờ không có lý do gì mà bạn không xài BibTeX. (Well, not quite.)

Một số beamer themes

Chào mọi người,

Beamer gần đây trở nên thật sự phổ biến vì sự đa dạng của các kiểu mẫu trình bày ( hay còn gọi là theme). Một phần lớn là nhờ beamer có các file định dạng kiểu mẫu (innertheme, outertheme,…), cũng giống như css style files của các trang web, chỉ cần thay đổi một vài câu lệnh là mình lại có một kiểu mới. Nếu bạn có nhiều thời gian, đọc và hiểu beamer manual sẽ rất thú vị và sẽ giúp bạn dễ dàng tạo ra các themes theo sở thích của riêng mình. Tuy nhiên, beamer cũng có rất nhiều themes có sẵn. Dự muốn liệt kê ra trong bài viết này một trang web giúp bạn trong sự chọn theme cho riêng mình trong bước đầu làm quen với beamer.

Các themes có sẵn ở đây (các theme dược cài sẵn trong package Beamer của Tex)

Và đây là một số themes khác mà Dự biết : Sylvain Bourevet, NCSU (click vào 02propositional.pdf để xem theme), NTNU (unofficial)

Xin bạn bổ sung thêm theme nếu bạn có.

Dự

Một vài packages vẽ hình trong Tex

Bạn đã từng tự hỏi sao để vẽ Venn diagram khi dạy Finite Math hay muốn vẽ flow chart hoặc thêm thắt hình vẽ trong bài giảng hoặc thuyết trình của mình thêm sinh động? Hãy bỏ ít thời gian đọc về PstricksPGF và Tikz. Pstricks là package mạnh nhất hiện nay và PGF & Tikz là package mới phát triển và được xem là portable hơn. Ngoài ra, bạn có thể xem những ví dụ của Pstricks của PGF và Tikz rồi chế biến cho riêng mình.

Dự

Chèn hình ảnh trong Latex

Xin chào mọi người. Trong bài viết này Dự muốn chia sẻ kinh nghiệm cùng mọi người về cách chèn hình ảnh trong LaTex. Chúng ta có thể chèn nhiều loại hình ảnh khác khau như a) *eps. *.ps, b) *. png, *.jpg, *.pdf,… dùng package graphics (hoặc psfig, pdffig) của LaTex. Thường thì để chạy những LatTex files chứa file hình thuộc nhóm a) thì ta thực hiện lệnh latex, còn cho những file có chứa hình nhóm b) thì ta chạy bằng lệnh pdflatex. Dưới đây, mình muốn đưa ra một ví dụ cụ thể chèn file matlab.eps vào LaTex, file này được export từ Matlab (các bạn co thể download matlab.eps bằng cáck click vào nó)

Một ví dụ đơn giản để chèn file hình matlab.eps trong LaTex có thể viết như sau:

\documentclass{article}
\usepackage{graphicx}
\begin{document}
\begin{figure}[htb]
\begin{center}
\includegraphics[width=115mm]{matlab}
\caption{This is a figure.}
\end{center}
\end{figure}
\end{document}

File tex mang nội dung trên ở đây eps_example.tex.

Ở đây, htb LaTex hiểu rằng vị trí ưu tiên cho matlab.eps là: here, top rồi bottom. Còn câu cú đầy đủ của lệnh \includegraphics như sau:
\includegraphics[parameters]{filename}
Ở đây parameters là môt danh sách của các options được ngăn cách bởi dấu phẩy: bb=llx lly urx ury (ll=lower left, up=upper right ), width=h_length, height=v_length, angle=angle, scale=factor, clip=true/false, draft=true/false. Và llx lly urx ury,h_length, height=v_length, angle, factor, true/false là những tham số mình chọn. Thường thì các giá trị llx lly urx ury của bb (bounding box) mình không cần phải đụng tới, thường nằm ở mấy dòng đấu tiên của file hình eps. File hình dạng eps thường nhỏ hơn nhiều sơ với file dạng *jpg,*.gif nhiều vì nó được viét dưới dạng câu lệnh. Nếu bạn mở file matlab.eps bằng chương trình Wordpad hoặc Notepad thì sẽ thấy những câu lệnh của matlab.eps và các tham số cho bounding box thường nằm ở mấy dòng đầu tiên. Còn tham số angle ở đây mang đơn vị là độ, ví du angle=-90 thì sẽ quay hình 90 độ cùng chiều kim đồng hồ.

Các bạn thử chạy file rồi nghịch với các tham số của lệnh includegraphics xem sao, mình thích dùng file dưới dạng pdf nên thường chạy : latex -> dvips ->pspdf để có file pdf.

Giả sử trong file hình matlab.eps, có một số chỗ mình muốn sửa đổi thành các công thức Toán trong file latex. Ví dụ, mình muốn đổi Curve1111 Curve2222 thành e^{-0.2t}\sin(t) e^{-0.2t} \cos(t) thì sao? Cái này khó quá phải không vì làm sao mà LaTex có thể chỉnh sửa trong file hình gốc *matlab.eps* được? Điều kỳ diệu nằm trong package *PSfrag* của LaTex. Các bạn thử chạy ví dụ psfrag_example.tex của John Leis thì sẽ thấy điều kỳ diệu này.

Dự

PS. Bài kỳ tới: Vẽ hình trong LaTex.

Một kĩ thuật trong LaTex, Tex, MikTex…

Kĩ thuật nên biết khi dùng references, học được từ K.Z., có thể ai cũng biết rồi. xem sample file. Cụ thể: mình có thể bỏ tất cả nhưng tài liệu tham khảo vào chung một file cho nhiều bài báo. khi dùng, nó sẽ tự lấy bài cần lấy. I think it’s so cool.

NOTE: before use, rename sample.doc -> sample.tex and refs.doc -> refs.bib (WordPress does not allow to upload “strange” ending files)

Trang này (vnthuquan.net…) gõ tiếng Việt mệt quá.

Toa’n

refs.doc

sample.doc

Viết CV bằng TeX

Bài này nhằm chỉ cách dùng TeX để viết CV (lý lịch) một cách đơn giản, nhanh chóng và dễ dàng thay đổi.

Sau đây là các tập tin ví dụ: [fancyhdr.sty] [cv-sample1.tex] [cv-sample1.pdf] [cv-sample2.tex] [cv-sample3.tex] [cv-sample4.tex]

Cách dùng:
1. Lệnh \cat{ } cho từng mục (catogaries) như Education, Employment, Publication …
2. Danh sách thời điểm và công việc: như học, lấy bằng, nhận giải thưởng, dự hội nghị, … ở đâu, khi nào.
\begin{itemize}
\item \cvitem{thời gian}{công chuyện}
\item \cvitem{thời gian}{công chuyện}
\end{itemize}
3. Danh sách có đánh số: như các bài báo, những người viết thư giới thiệu. Dùng \enumerate bình thường.
\begin{enumerate}
\item
\end{enumerate}

Ghi chú:
a. Bạn tự mình viết phần tên tuổi và các thông tin để liên lạc trong phần đầu của CV.
b. Dùng gói fancy header (fancyhdr.sty) để trang trí mép trên hay mép dưới của từng trang.
c. Dùng \miniabs{ } để viết tóm tắt (abstract) sau mỗi bài báo nếu cần.
d. Bạn canh lề, thay đổi chiều rộng, chiều dài: (cái này tôi cũng lấy ở đâu đó)
%canh lề
\setlength{\hoffset}{-.5in}
\setlength{\voffset}{-.5in}
\addtolength{\hoffset}{1.5cm}
\addtolength{\voffset}{1cm}
%chiều rộng
\setlength{\textwidth}{\paperwidth}
\addtolength{\textwidth}{-2\hoffset}
\addtolength{\textwidth}{-2in}
%chiều dài
\setlength{\textheight}{\paperheight}
\addtolength{\textheight}{-2\voffset}
\addtolength{\textheight}{-2in}

Bạn có thể dễ dàng định nghĩa lại các lệnh theo ý mình muốn.

Giải thích:
+ Lệnh \cvitem{ }{ } giúp bạn viết thành hai cột bằng cách dùng hai lệnh \minipage đi liền nhau để tạo hai trang nhỏ hơn có bề rộng 19% và 80% của trang. Trong từng trang nhỏ này bạn víết lách, dùng công thức toán … thoải mái.
+ Bạn tạo ra các định nghĩa mới cho những thứ phải viết nhiều lần với các định dạng riêng. Chẳng hạn như lệnh \talk để kê ra bài nói của mình trong hội nghị. Bạn có thể sửa lại hai lệnh \OptionalTalk (cho \talk[ ]{ }) và \DefaultTalk (cho \talk{ }).
+ Sửa ký tự đánh dấu trong \itemize bằng lệnh \renewcommand{labelitemi}{ }

(Viết thêm Aug 26, 2008) Danh sách references. Có lẽ đây là mánh cuối cùng tôi xài để viết CV (trừ khi sau này dùng cơ sở dữ liệu cho TeX). Nó dùng trong trường hợp danh sách những người viết thư giới thiệu dài nên bạn muốn tạo thành hai cột ngay ngắn, đẹp đẽ mà không dùng các lệnh tạo bảng rườm rà. Ý chính là dùng minipage với độ rộng nhỏ hơn 0.50\linewidth. Cụ thể trong file cv-sample4.tex (xem ở trên), tôi định nghĩa lệnh
\refitem{name}{address}{email address}
để tạo minipage với độ rộng 0.45\linewidth. Chúng được dùng liền kề nhau trong môi trường flushleft. Nếu bạn muốn tạo danh sách một cột thì chỉ cần thay độ rộng thành, ví dụ như, 0.80\linewidth là được.

Nếu bạn có các gói TeX khác hay hơn thì hãy mạnh dạn đem lên chia sẻ với mọi người.

Hoàng Thạch Luân

Tham khảo:
[1]
[2]
[3]
[4]

Bộ Latex Hữu Ích Cho Tìm Việc

Nếu bạn dự định tốt nghiệp? Bạn đang lo lắng không biết sẽ soạn thảo và quản lý hơn trăm bộ hồ sơ xin việc của bạn như thế nào cho tiện lợi và khoa học? Sau đây là bộ Latex tôi đã công phu tìm kiếm qua internet và qua bạn bè. Tôi đã dùng nó và thấy rất tiện lợi và hữu ích. Bạn có thể Download, biến tấu,.. tự nhiên, thoái mái. Nếu có thêm ý kiến bổ sung hay sáng kiến gì, nhớ post lên cho anh em rút kinh nghiệm.

Bước Một: Tạo ra danh sách các trường mà bạn sẽ gởi hồ sơ đến. Bước này bạn có thể vừa làm, vừa viết Teaching Statement hay Research Statement. File được tạo ra sẽ có dạng như List.Tex. Bạn có thể đăng ký account vào Mathjobs để nhận e-mail hàng tuần của các quảng cáo của các trường có tuyển dụng. Mỗi tuần bạn chỉ cần đưa vào danh sách này vài trường. Nếu bạn bắt đầu từ tháng tám, đến giữa tháng mười một, bạn đã có một danh sách sẳn sàng chiến đấu. Bạn có thể tạo ra một file Excel Contact_List cùng một lúc [PDF File ví dụ] để in ra và quản lý dễ dàng danh sách này. Sau này, trường nào bạn đã applied hoặc có ghi chú, bạn có thể viết ngay trên bản in này.

Bước Hai: Viết file formletter.tex và file Cover_Letter.tex (xem Test_Cover.tex). Các files này có tác dụng tao ra nhiều Cover Letters như ta mong muốn.

Bước Ba: Công việc thật đơn giản nếu bạn apply online. Tuy nhiên, nếu bạn phải gởi hồ sơ qua đường bưu điện, bạn phải in Labels từ files My_Address.pdf và file labels.pdf. Công việc cũng không có gì phức tạp. Hai Files này giúp bạn có một bản in ngon lành không cần phải canh lề, hàng như cái thằng M.S. Words. Bạn chỉ cần in trên giấy Mailling Labels thích hợp (văn phòng khoa nào cũng có) như hướng dẫn trong files. Sau đó lột ra các Lables và dán vào phong bì khi bạn gởi thư đi (do dó, bạn không cần dùng kéo, hồ để cắt dán – vừa xấu, vừa tốn thời gian).

Bước Bốn: In các files Teaching Statement, Research Statement, C.V….

Bước Năm: Gởi hồ sơ đi. Sau đó về nhà ngủ một giấc và hồi hộp đợi chờ trong vài tháng.

Sau khi viết xong tôi phát hiện ra là web site này không cho upload Tex files. (không hiểu tại sao). Bà con tạm vào đây lấy files về (nhanh nhanh chân kẻo tui đóng nó lại ).